Không phải thực phẩm nào “bổ dưỡng” thì chúng ta nên ăn càng nhiều càng tốt vì đôi khi cơ thể dung nạp dưỡng chất với liều lượng cao sẽ phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Gan động vật
Gan động vật cũng rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, B12, vitamin A và đồng. Vì vậy đây là thực phẩm “thần thánh” cho những ai mắc bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, phụ nữ đang mang thai…
Phụ nữ mamg thai ăn nhiều gan gây ra thừa vitamin A sẽ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu dinh dưỡng thì trong 100 gram gan bò có chứa vitamin A nhiều gấp 6 lần và đồng nhiều gấp 7 lần so với mức tiêu chuẩn cho phép cơ thể hấp thụ. Do đó, nếu ăn quá nhiều gan có chứa vitamin A sẽ dẫn tới thừa chất sẽ gây ra các vấn đề về thị lực, đau xương và tăng nguy cơ gãy xương, buồn nôn, nguy hiểm hơn là gây ngộ độc. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, nếu dư thừa vitamin A sẽ trở thành mối đe dọa đối với thai nhi khi nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
Hơn nữa, việc ăn nhiều gan sẽ khiến cơ thể bị “thừa” hàm lượng đồng dẫn đến thoái hoá thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Vì thế bạn chỉ nên ăn một lần mỗi tuần là đủ.
2. Cá ngừ
Cá ngừ là một loại cá bổ dưỡng bởi cung cấp nguồn axit béo omega-3 và chất đạm dồi dào. Tuy nhiên, cá ngừ cũng có thể chứa chất ô nhiễm môi trường cao gọi là methylmercury.
Hàm lượng methylmercury trong cá ngừ cao sẽ gây hại hệ thần kinh khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng thị lực và thính giác.
Ở mức độ cao hơn, methylmercury là một chất độc gây hại hệ thần kinh khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng thị lực và thính giác. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng giới hạn an toàn của methylmercury đối với con người là 0,1mg/kg trọng lượng cơ thể. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo người lớn chỉ nên ăn khoảng 100 gram/tuần, còn trẻ em và phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn.
3. Dầu cá Omega – 3
Axit béo omega – 3 rất cần thiết cho sức khoẻ, chúng giúp chống lại các chứng viêm trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy trong chế độ ăn hằng ngày chỉ cung cấp được một lượng nhỏ omega-3, nên các viên uống bổ sung dưỡng chất này ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Dư thừa hàm lượng omega 3 có thể làm loãng máu.
Tuy nhiên theo lời khuyên của bác sĩ, nếu uống quá nhiều dầu cá có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn chỉ nên dùng giao động từ 1-6 gram mỗi ngày. Bởi nếu khi dùng 13-14 gram mỗi ngày có thể làm loãng máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có nguy cơ bị chứng máu khó đông. Hơn nữa, uống một lượng lớn dầu cá có thể dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin A, gây ngộ độc vitamin A.
4. Nấm linh chi
Nấm linh chi là cây thuốc nam được xem như thần dược “đại bổ” đối với người bệnh. Bởi trong nấm linh chi có chứa nhiều hoạt chất kháng khối u là triterpenes – chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính và giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ polysaccharides là các thành phần dược tính chính của nấm.
Sử dụng nấm linh chi trong thời gian dài sẽ có thể dẫn đến việc rối loạn dạ dày và chảy máu mũi.
Tuy nhiên khi sử dụng nấm linh chi trong thời gian dài sẽ có thể dẫn đến việc rối loạn dạ dày và chảy máu mũi do thừa hàm lượng khoáng chất. Bên cạnh đó nếu bảo quản nấm không đúng cách bạn còn có nguy cơ bị khó thở, mề đay,… do di ứng với nấm mốc.
5. Rau họ cải
Trong các loại rau họ cải có chứa thiocyanates có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu iốt của cơ thể.
Dựa theo các nghiên cứu khoa học những loại rau họ cải bao gồm bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn có nhiều lợi ích sức khoẻ như giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên trong các loại rau họ cải này có chứa thiocyanates, hợp chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu iốt của cơ thể. Điều này có thể góp phần gây ra tình trạng suy giáp với những triệu chứng như tăng cân, táo bón, da khô và giảm năng lượng. Vì vậy những ai đang có các vấn đề về tuyến giáp nên ăn hạn chế các loại rau cải.
6. Thịt đỏ
Thịt đỏ luôn được xem làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe “quen thuộc” của nhiều người. Do thịt đỏ chứa chất sắt cao, đây là chất mà nhiều chị em và phụ nữ mang thai hay bị thiếu. Hơn nữa, sắt ở dạng heme trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra, thịt đỏ cung cấp Vitamin B12 – chất giúp tạo ra DNA và giữ cho các dây thần kinh và các tế bào khỏe mạnh, và kẽm – chất giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động. Tuy nhiên, không nên ăn quá 70g mỗi ngày.
Ăn nhiều thịt đỏ sẽ khiến nồng độ cholesterol trong máu và bệnh tiểu đường tăng cao.
Tuy nhiên trong thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo bão hòa cực cao, chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị dư thừa chất béo sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng việc ăn thịt đỏ nhiều sẽ khiến nồng độ cholesterol trong máu và bệnh tiểu đường tăng lên.
7. Hạt nhục đậu khấu
Hạt nhục đậu khấu là một gia vị thường được sử dụng trong bánh ngọt bởi hương vị đặc biệt. Thực phẩm này còn được công bố chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, mangan , thiamin, vitamin B6 , folate, magiê , đồng và macelignan tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ít ai biết rằng trong hạt nhục đậu khấu có chứa một hợp chất gọi là myristicin có thể gây tổn hại hệ thần kinh.
Ngộ độc myristicin khi ăn nhiều nhục đậu khấu sẽ gây động kinh.
Nếu sử dụng với số lượng nhỏ, hạt nhục đậu khấu sẽ cung cấp hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng nếu ăn quá nhiều hạt nhục đậu khấu có thể gây ngộ độc myristicin. Triệu chứng dễ nhận thấy khi ngộ độc myristicin là loạn nhịp tim, buồn nôn, chóng mặt, nghiêm trọng hơn có thể gây đau đớn, ảo giác và động kinh. Do đó không nên ăn nhiều hơn 10 gram hạt nhục đậu khấu trong một lần.
8. Quế
Quế là một gia vị quen thuộc của người châu Á và cũng là một dược liệu quý trong y học cổ truyền bởi có tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chẳng hạn như polyphenol. Theo nhiều nghiên cứu việc sử dụng quế sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh. Đặc biệt là giúp chống lại viêm nhiễm và giảm lượng đường trong máu.
Hấp thụ hơn 0.1mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày có thể gây độc gan và ung thư.
Tuy nhiên, trong quế còn có chứa một lượng lớn hợp chất gọi là coumarin, có thể gây hại với liều lượng lớn. Lượng coumarin có thể đưa vào cơ thể hàng ngày là 0.1mg/kg trọng lượng cơ thể. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều hơn mức đó có thể gây độc gan và ung thư.
9. Cà phê
Uống quá nhiều cà phê sẽ có nguy cơ tổn hại hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng mất ngủ, cơ run rẩy.
Cà phê không chỉ là một thức uống tuyệt vời giúp tỉnh táo tinh thần mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, như giảm nguy cơ bệnh gan, bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các bệnh thoái hóa thần kinh. Hàm lượng caffeine trong mỗi tách cà phê có thể chứa trung bình 80-120mg và cơ thể chúng ta chỉ nên tiêu thụ khoảng 400mg caffeine mỗi ngày. Nếu hằng ngày bạn tiêu thụ trên 500-600mg sẽ có nguy cơ tổn hại hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng gây mất ngủ, dễ bị căng thẳng, tim đập nhanh và cơ run rẩy.
10. Nho
Nho luôn là thực phẩm yêu thích của nhiều người nhờ những công dụng tuyệt vời từ nguồn vitamin K đối với nhan sắc và trí não. Đặc biệt là khô nho lại dễ dàng dự trữ trong nhà hoặc nơi công sở để có thể tránh "buồn miệng" bất cứ lúc nào và giúp giảm cân hiệu quả, vì nho chứa ít calo, lại giàu vitamin và chất xơ.
Nho chứa nhiều vitamin K giúp chống lão hóa và giảm cân hiệu quả nhưng ăn quá nhiều sẽ bị rối loạn dinh dưỡng.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh việc ăn nho quá nhiều trong một thời gian dài thì lượng carbohydrate trong cơ thể sẽ tăng lên một cách nhanh chóng sẽ làm rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể bạn sẽ bị thiếu protein và chất béo.
Những thực phẩm bổ dưỡng cho trí não khi về già.
Bất cứ loại thực phẩm nào dù “đại bổ” đế đâu cũng có thể có hại nếu ăn nhiều. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý khi ăn uống, không nên ăn một thực phẩm liên tục quá 3 ngày. Hãy lập một chế độ ăn uống hợp lý và luân phiên nhiều nhóm thực phẩm để phát huy hết các tác dụng “bổ dưỡng” nhé!