Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căn cứ vào những “cảnh báo” của cơ thể như: rụng tóc, môi nhợt nhạt… chúng ta cũng có thể biết được mình đang thiếu vitamin gì để từ đó có cách điều trị hoặc bổ sung cho thật phù hợp.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ cần quan sát những dấu hiệu bất thường mà cơ thể cảnh báo thông qua các cơ quan từ đôi mắt đến làn da cũng có thể giúp chúng ta chẩn đoán được tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Vì vậy, dưới góc độ y học, chúng ta cần phải luôn chú ý lắng nghe những thay đổi của chính cơ thể nhằm biết mình đang thiếu vitamin gì để từ đó có cách điều trị hoặc bổ sung cho thật phù hợp.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, và hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Thiếu sắt và các vitamin nhóm B đều gây nhiệt miệng. Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress và nên bổ sung thịt đỏ, cá hồi và sữa.
Tóc gãy rụng
Tóc gãy rụng có thể là do thiếu vitamin B7 (biotin). Da đầu bị gàu hoặc tóc khô cũng do thiếu vitamin này. Nếu dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc có thể hủy hoại các lợi khuẩn trong dạ dày, gây khó khăn trong việc hấp thụ vitamin. Hãy bổ sung thêm lòng đỏ trứng, sữa, đậu nành, cám lúa mì để cải thiện sức khỏe. Thiếu vitamin D cũng có thể gây rụng tóc. Do đó, hãy chăm tắm nắng sớm (khoảng 20 phút), bổ sung lòng đỏ trứng, phô mai và các chế phẩm từ sữa.
Chảy máu nướu
Thiếu vitamin C có thể khiến nướu chảy máu. Bạn sẽ nhận ra điều này khi đánh răng. Ngoài ra, nếu thiếu trầm trọng vitamin C còn gây bệnh hoại huyết và đau cơ bắp. Khi thấy cơ thể mình có dấu hiệu này, hãy bổ sung trái cây họ cam quýt, các loại quả dâu, dưa hấu, kiwi và ớt đỏ.
Làn da nhợt nhạt
Nếu làn da của bạn bỗng trở nên nhợt nhạt xanh xao, đó có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B12. Nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ không được minh mẩn… thì đây đều là dấu hiệu thiếu loại vitamin này. Hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 như cá ngừ, cá mòi, phô mai và sữa tươi.
Môi tái và nhợt nhạt
Thiếu sắt có thể là nguyên nhân khiến môi tái và thiếu sức sống, đồng thời nướu răng cũng rất yếu. Dấu hiệu này thể hiện rõ hơn ở phụ nữ. Cảm giác thèm ăn đá hoặc… thậm chí lá đất bùn sình cũng là do thiếu sắt mà ra. Lúc này, hãy bổ sung cá, rau bina (cải bó xôi), các loại đậu và thịt đỏ ngay nhé!
Mắt sưng húp
Ngoài việc do ngủ nhiều khiếp "bụp mắt", khi mắt bỗng dưng sưng húp còn có thể do thiếu i-ốt. Nếu bạn bị sưng mắt mà không rõ lí do, kèm theo móng tay gãy và tăng cân bất thường, chắc hẳn là bạn đang bị thiếu i-ốt nghiêm trọng. Da khô cũng có thể vì nguyên nhân này. Hãy bổ sung quả việt quất, sữa chua, muối và cá nước mặn càng nhanh càng tốt nha bạn.
Cách sử dụng vitamin C chị em nên biết.
Khi thiếu ngủ, đôi mắt bạn trông sẽ rất lờ đờ, tương tự, cơ thể chúng ta cũng sẽ lộ rõ các dấu hiệu như trên nếu thiếu các vitamin. Bạn không cần phải đi xét nghiệm máu mới biết mình bị thiếu vitamin gì, vì nó biểu hiện hết thông qua các triệu chứng như trên rồi đấy! Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh? Đừng quên truy cập Bestie mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe bạn nhé!