Bướu tinh hoàn ít gặp và diễn tiến thầm lặng nên các nam giới thường bỏ qua không chú ý đến, hoặc khi phát hiện thì đa số bệnh nhân lại ngại ngần không đi khám nên khối u ác tính này ngày càng phát triển mạnh dẫn tới ung thư toàn
Một trong những bệnh nam khoa đặc thù cần được nam giới chú ý đến đó chính là ung thư tinh hoàn. Căn bệnh này diễn tiến thầm lặng gây khó phát hiện hoặc khi phát hiện dấu hiệu bất thường đa số bệnh nhân lại ngại ngần không đi khám nên thường dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Điển hình nhất là gây tổn hại khả năng sinh sản và hưởng tới chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.
Ai dễ mắc bệnh này?
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Vũ Tân, Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân trên Vnexpress cho biết ung thư tinh hoàn chiếm 1% các khối u ác tính và khoảng 5% trong ung thư đường niệu sinh dục ở nam giới. Nghiên cứu vừa được công bố tại Bệnh viện Bình Dân ghi nhận từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2017, có 126 bệnh nhân khám bướu tinh hoàn, tuổi trung bình 30,6.
Trong đó có 14 trường hợp đến viện khám vì bìu trống, có hoặc không kèm theo khối u ở bụng, kết quả giải phẫu bệnh là ung thư tinh hoàn ẩn. 112 người còn lại đến bệnh viện vì sờ thấy khối to, không đau bên trong bìu. Đa phần người bị ung thư tinh hoàn đến bệnh viện ở giai đoạn sớm, với 86 người chẩn đoán ở giai đoạn một, có 24 người giai đoạn hai và 16 trường hợp giai đoạn ba.
Làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc ngồi lâu một chỗ thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
Từ kết quả nguyên cứu các chuyên gia kết luận được rằng nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao sẽ nằm trong các trường hợp sau đây:
- Những người có tinh hoàn ẩn, tức tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, hay còn gọi là bìu trống là trường hợp nguy cơ cần được lưu ý nhất. Tỷ lệ ung thư tinh hoàn do việc “đi lạc” gây ra dao động từ 2,514%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ trai bị tinh hoàn ẩn không được xử trí đúng và kịp thời thì có 3-14 trẻ sẽ bị ung thư tinh hoàn.
- Những người trong độ tuổi từ 15-35 cũng là lứa tuổi bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Nghiên cứu cho thấy có tới trên 50% trường hợp ung thư tinh hoàn ở độ tuổi này.
- Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử ung thư tinh hoàn.
- Những người có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn có hình dạng bất thường.
- Những người bị chấn thương ở vùng tinh hoàn, bị viêm tinh hoàn do quai bị trong tuổi dậy thì.
- Những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc ngồi lâu một chỗ như thợ mỏ, lái xe đường dài, công nhân dầu khí…
- Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp ở một số đối tượng như: bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da,…
Kiểm tra tinh hoàn như thế nào?
Nên tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên, thuận tiện nhất là sau khi tắm.
Theo các bác sĩ nam khoá, để phát hiện sớm bệnh, nam giới có thể tự khám tinh hoàn thường xuyên bằng các cách sau đây:
- Đứng trước gương kiểm tra xem vùng tinh hoàn có bị sưng hay không.
- Kiểm tra tinh hoàn bằng cách dùng hai tay, đặt ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên, nắn nhẹ nhàng hai bên tinh hoàn. Bạn đừng quá lo lắng nếu thấy tinh hoàn hai bên không đều nhau vì đó là hiện tượng bình thường.
- Kiểm tra mào tinh hoàn, đây là một ống mềm nằm phía sau tinh hoàn có nhiệm vụ chứa tinh trùng.
- Vị trí phổ biến nhất của u tinh hoàn là phía hai bên, cũng có thể ở phía trước.
- Có thể kiểm tra bất cứ lúc nào cảm thấy thuận lợi, đơn giản nhất là kiểm tra sau mỗi lần tắm.
Khi nào cần đi khám?
Nếu phát hiện sự thay đổi đáng kể về kích thước và hình dạng của hai tinh hoàn,cần đi khám ngay.
Nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa nếu phát hiện điều gì bất thường, tránh chần chừ để bệnh phát triển nặng hơn. Dưới đây là các biểu hiện cần đi đến khám phát hiện sớm ung thư, tránh để bệnh quá muộn.
- Khi có sự thay đổi đáng kể về kích thước và hình dạng của hai tinh hoàn, điều này có thể gây ra đau đớn nhưng cũng có thể không.
- Thấy tức nặng và đau tinh hoàn, sưng ở bìu, hay cảm giác nặng ở bìu, kèm theo đau nhẹ ở vùng thắt lưng, bụng, háng.
- Sờ thấy khối u tinh hoàn không đau, nổi hạch bất thường vùng bẹn, hạch cổ.
Cách điều trị?
Khi bệnh án đã xác định là bị ung thư tinh hoàn thì cần được phẫu thuật ngay, vì việc sinh thiết khi xác định bệnh sẽ khiến cho các tế bào ung thư di căn rất nhanh. Ung thư tinh hoàn có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Theo công bố của Hiệp hội Ung thư Mỹ tỷ lệ sống sót sau 5 năm chiếm 96% hoặc cao hơn nếu ung thư tại chỗ, nghĩa là ung thư chưa lan tỏa; tỷ lệ sống sót sau 5 năm chiếm 73% nếu ung thư đã lan tỏa.
Sớm tiến hành phẩu thuật ngay sau khi được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn.
Phương pháp điều trị đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và mức độ lan rộng. Các bác sĩ nam khoa cho rằng, đối với bệnh được phát hiện sớm và chỉ có ung thư một bên tinh hoàn, thì phương pháp điều trị thường là phẫu thuật. Trong trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn thì bạn cũng đừng quá lo lắng hay mặc cảm. Vì hầu hết các trường hợp này không ảnh hưởng đến khả năng làm chồng. Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài trông được tự nhiên.
Những dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh ung thư.
Đây là bệnh ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi rất cao, đặc biệt là ở giai đoạn sớm vì vậy nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Không nên chần chừ, ngần ngại khi phát hiện dấu hiệu lạ, mà hãy đến bệnh viện chuyên khoa khám phát hiện sớm ung thư, tránh để bệnh quá muộn.
Ảnh: internet