Không phải cứ làm sạch kĩ quá là tốt đâu, những thói quen dưới đây sẽ cho bạn thấy sạch quá đôi khi lại hóa thừa đấy!
1. Đi tiểu trong phòng tắm
Điều này khá quen thuộc và cũng có thể coi là thói quen của nhiều người khi tắm. Trên thực tế, không có gì để xấu hổ cả, vì axit uric và amoniac trong nước tiểu của bạn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm ở ngón chân. Ngoài ra, đi tiểu trong lúc tắm, bạn có thể tiết kiệm tiền tiền nước và cả giấy vệ sinh nữa đấy.
2. Khạc nhổ
Khạc nhổ có thể trông kinh tởm, đặc biệt nếu nó được "nhổ ra" ở nơi công cộng. Tuy nhiên, khi bạn khạc nhổ lúc tập thể dục, nó có thể giúp bạn thở dễ dàng, khí huyết được lưu thông tốt hơn.
Thông thường, chúng ta sẽ thở bằng đường mũi, cơ thể sẽ hấp thu oxy hiệu quả hơn. Nhưng khi tập thể dục, chúng ta có xu hướng thở qua miệng và điều này sẽ tạo ra nhiều nước bọt cản trở việc hô hấp. Do đó, khạc nhổ các chất nhầy dư thừa là điều hết sức cần thiết.
3. Nhai kẹo cao su
Mặc dù kẹo cao su không có bất kỳ lợi ích dinh dưỡng nào, nhưng nó đã được chứng minh một cách khoa học rằng nhai kẹo tốt hơn là uống cà phê. Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn tập trung, tăng trí nhớ, giảm căng thẳng, và làm việc hiệu quả hơn.
4. Xì hơi
Ngay cả khi bạn không nhận thức được nó xảy ra, cơ thể của bạn cũng "giải phóng" khoảng 14 lần một ngày và khoảng 3-5 lần trong giấc ngủ của bạn. Như một quy luật, đường tiêu hóa của bạn bắt đầu sản xuất carbon dioxide và mêtan khoảng 6 giờ sau khi ăn và xì hơi giúp cơ thể bạn loại bỏ chúng. Nếu bạn cố gắng "giữ khí" nó có thể gây đau bụng hoặc đầy hơi.
5. Ợ hơi
Ợ hơi sau bữa ăn thực sự tốt cho dạ dày của bạn, đây là phản ứng của cơ thể để giảm bớt khí trong dạ dày. Ợ có thể thành tiếng rất to nhưng đa phần là âm thầm, chỉ có người ợ mới biết. Thậm chí, ở một số nền văn hóa, ợ hơi sau ăn còn được coi là tín hiệu cho thấy bạn rất hài lòng về bữa ăn. Một người bình thường có thể ợ hơi khoảng 30 lần 1 ngày hoặc 3-4 lần trong một giờ sau khi ăn. Con số này thực sự nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta vẫn biết.
6. Cắn móng tay của bạn
Nếu mút tay hoặc cắn móng tay, sẽ kích thích hệ thống miễn dịch nhờ cho phép bản thân tiếp xúc với vi khuẩn. Nghe qua có gì đó sai sai ấy nhỉ? Nhưng theo CBS News, các nhà khoa học đã nghiên cứu thói quen mút tay, cắn móng tay trên 1.000 trẻ em New Zealand độ tuổi 5, 7, 9, 11 rồi kiểm tra các bệnh dị ứng da khi chúng 13 và 32 tuổi. Kết quả cho thấy nguy cơ bị dị ứng của trẻ thường xuyên mút ngón tay cái hoặc cắn móng tay chỉ khoảng 38% trong khi tỷ lệ này ở trẻ không có những thói quen trên là 49%.
7. Ngoáy mũi và ăn cả gỉ
Trong gỉ mũi có chứa mucin (chất cũng có trong nước bọt) tạo thành một hàng rào chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí, các nhà khoa học còn đang tìm cách để mang chất nhầy này vào kẹo cao su hay kem đánh răng để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, loét dạ dày và HIV.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Telegraph, trẻ ngoáy mũi và ăn gỉ mũi sẽ rất tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn bộ cơ thể nói chung. Phân tích cho thấy, những vi khuẩn tập trung trong gỉ mũi là những vi khuẩn có lợi có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ.
8. Tắm nhiều lần hoặc chà xát mạnh
Nhiều người có thói quen tắm rửa kĩ càng vì nghĩ việc làm này sẽ giúp làm sạch cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều lần trong ngày kết hợp chà xát mạnh sẽ gây tổn thương đến làn da. Việc kì cọ quá kĩ cũng làm mất đi lớp màng bảo vệ khiến da nhạy cảm hơn.
Để làm sạch cơ thể hiệu quả bạn chỉ nên massage nhẹ nhàng khi tắm và tránh tắm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ và có nguồn gốc từ thiên nhiên để không gây hại da.
Những thói quen tốt cho sức khỏe
Có nhiều người nghĩ, những thói quen tốt, lành mạnh mới giúp bạn có được một sức khỏe tốt nhưng theo như các chứng minh khoa học trên thì có những điều có vẻ ngược đời trên đây lại khá hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe, tăng cường sinh lực đấy.
Nguồn Brightside