Cơ thể chúng ta là một cỗ máy cực kì hoàn hảo, thực hiện hàng ngàn hoạt động mỗi phút. Và bạn có biết rằng, ngay khi bạn đang ngồi đọc bài viết này thì cũng đã có vô vàn điều kì diệu đang xảy ra trong cơ thể mà bạn không hề biết!
Dường như ai trong số chúng ta cũng nghĩ rằng bản thân mình đã hoàn toàn hiểu rõ về cơ thể mình. Chúng ta biết được cơ thể hoạt động như thế nào, những thay đổi và quá trình nào đang diễn ra trong cơ thể. Trên thực tế, cơ thể con người như một cỗ máy tinh vi, có cơ chế hoạt động vô cùng phức tạp và bí ẩn, đôi khi còn khiến những chuyên gia có trình độ nhất định như bác sĩ và các nhà khoa học nhầm lẫn. Dưới đây là những sự thật rất ngạc nhiên nhưng vô cùng thú vị về cơ thể con người có thể bạn chưa bao giờ biết, mời các bạn cùng tham khảo!
Trẻ sơ sinh không có đầu gối
Bạn có biết rằng trẻ sơ sinh không có đầu gối mà phải tới khoảng 3 tuổi chúng mới hình thành. Ở thời kỳ đầu, phần này chỉ gồm những mô, mẩu sụn mềm. Những mẩu sụn này sẽ cốt hóa thành xương (ossification) khi trẻ đến tuổi lên 3. Theo các nhà khoa học, lợi ích của việc có nhiều phần sụn này khi trẻ còn nhỏ là để giúp trẻ có độ dẻo dai tốt hơn. Ngoài ra khi tập đi lại trẻ hay bị té ngã, việc chưa có xương bánh chè sẽ giúp trẻ ít cảm thấy đau khi va đập đầu gối xuống sàn hơn nhờ phần sụn mềm này.
Chúng ta sử dụng nhiều hơn 10% bộ não
Bộ não con người sử dụng 20% oxy và 50% glucose đi vào cơ thể – chiếm 20% trong tổng lượng năng lượng. Nhiều tuyên bố cho rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não là một sai lầm, vì trên thực tế, chúng ta sử dụng tất cả các bộ phận trong bộ não, và chúng luôn hoạt động tích cực.
Chúng ta không thở bằng cả 2 lỗ mũi cùng lúc
Nếu bạn cho rằng chúng ta có thể thở bằng 2 lỗ mũi cùng lúc thì bạn đã sai lầm rồi, sự thật thì ta chỉ thở bằng 1 lỗ mũi ở 1 thời điểm mà thôi. Chính xác hơn, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cứ 4 giờ/lần thì con người lại thay đổi lỗ mũi để thở (từ phải sang trái, từ trái qua phải). Ngoài ra, mũi bạn thở còn gây ra tác động lên cơ thể nữa đấy! Nếu bạn đang thở bằng mũi trái, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và ép cơ thể sử dụng oxy nhiều hơn. Thở qua mũi phải sẽ kích thích gia tăng hoạt động ở não trái và ngược lại.
25% số cơ của chúng ta tập trung ở vùng cổ và mặt
Các cơ mặt trên sẽ giúp kiểm soát biểu hiện trên khuôn mặt. Chúng xuất phát từ bề mặt xương sọ và nằm dưới phần da trên mặt. Khi cơ co lại, da sẽ chuyển động. Nhờ số lượng cơ mặt, cổ nhiều nên nét mặt của chúng ta rất phong phú và linh hoạt. Những cơ này cũng gây ra các nếp nhăn ở góc phải của đuôi mắt, cằm.
Khi sợ hãi, mắt sẽ tròn xoe
Khi quá sợ hãi, dường như mắt chúng ta sẽ tròn xoe ra. Theo các chuyên gia lý giải, lúc này, não bộ sẽ chỉ đạo phần thị giác gia tăng "độ phủ sóng", qua đó ước lượng môi trường xung quanh tốt hơn.
Giác mạc là bộ phận dù bị thương cũng không chảy máu
Giác mạc là bộ phận duy nhất trên cơ thể con người dù có bị thương cũng không chảy máu. Lí do là bởi giác mạc là lớp màng mỏng, trong suốt nằm ngoài cùng nhãn cầu, phía trước tròng đen. Chúng không được cung cấp máu, nhưng thay vào đó, giác mạc nhận chất dinh dưỡng từ các ống dẫn nước mắt ở phía trước và thủy dịch từ phía sau.
Số xương của trẻ sơ sinh nhiều hơn người trưởng thành
Sự thật thì khi em bé mới sinh đã sở hữu 270 xương, nhưng trong quá trình phát triển, 1 số xương hợp nhất lại với nhau, do đó khi đến tuổi trưởng thành, số xương còn lại chỉ là khoảng 206 mà thôi.
Gan là cơ quan cực "siêu nhân"
Bạn có biết rằng, gan là 1 trong số các cơ quan trong cơ thể có khả năng khôi phục lại kích cỡ ban đầu, thậm chí là hồi phục 75% mô của nó sau khi bị mất.
Ngoài các sự thật thú vị như trên thì cơ thể chúng ta vẫn còn rất nhiều "bí mật" như sau:
– Vân lưỡi của mỗi người là độc nhất vô nhị.
– Một sợi tóc có thể chịu được sức nặng của một quả táo. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không chỉ định kích thước cụ thể của quả táo là bao nhiêu.
– Số lượng vi khuẩn trong miệng của một người bằng tổng số người đang sinh sống trên trái đất, thậm chí có thể còn nhiều hơn.
– Móng tay mềm, giòn và không có liềm móng có thể là dấu hiệu của việc tuyến giáp bị hoạt động quá mức.
– Tốc độ của một xung thần kinh đến não là khoảng 400km/giờ.
– Không phải chỉ có 4 nhóm máu khác nhau như chúng ta thường nghĩ, thực tế là có đến 29 loại! Loại máu hiếm nhất trong số này là nhóm máu Bombay và nhóm máu này chỉ phổ biến trong một nhóm nhỏ các gia đình ở Nhật Bản.
– Trong một ngày, máu của chúng ta "chạy" được quãng đường dài 19.312km trên khắp cơ thể.
– Tổng chiều dài của tất cả các dây thần kinh trong cơ thể con người là 75km.
– Mỗi người chúng ta hít thở khoảng 20.000 lượt mỗi ngày.
– Phần lớn mọi người trên thế giới đều có những con bọ đặc biệt trên lông mi – được gọi là demodex.
– Mắt con người có thể phân biệt được 10 triệu màu sắc khác nhau, nhưng bộ não của chúng ta thì không thể nhớ được tất cả.
– Tai của chúng ta tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời với tốc độ gần như không thể tin được – 1/4 mm mỗi năm!
– Trái tim đập khoảng 35 triệu lần trong một năm.
– Mỗi ngày, cơ thể con người mất khoảng 1 triệu tế bào da – khối lượng lên đến 2kg mỗi năm.
– Một centimet vuông da có chứa khoảng 100 bộ cảm biến đau.
– Đàn ông có ít nụ vị giác trên bề mặt lưỡi hơn phụ nữ.
– Trung bình mỗi người tiêu thụ khoảng 35 tấn lương thực trong suốt cuộc đời.
– Một người dành khoảng 5 năm cuộc đời để chớp mắt. Nhưng may mắn rằng chúng ta có thể làm nhiều việc khác cùng một lúc!
– Có 100.000 phản ứng hóa học xảy ra mỗi giây trong não bộ của chúng ta.
– Tốc độ hơi thở khi hắt hơi của con người lên đến 160 km/h.
Và cuối cùng, để mỉm cười, con người chúng ta cần vận động 17 cơ (trong khi khóc cần đến 43 cơ). Bởi vậy, hãy luôn luôn cười thật tươi và thật nhiều bạn nhé!
Nguồn: Brightside