Ngoài chuyện “giận quá mất khôn” thì theo các nhà khoa học, những ai có thói quen hay cáu gắt còn có thể gặp phải những tổn hại gây ra các chứng bệnh về huyết áp, đường huyết, dạ dày, tim mạch, tuyến vú, đột quỵ…
Theo quan niệm của các vị danh y thời xưa, mọi bệnh tật đều sinh ra từ khí, bắt nguồn từ hỉ nộ tức giận, ăn uống, thời tiết mưa gió. Tức giận là một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh tật, làm lãng phí khí huyết của cơ thể.
Còn theo các nhà khoa học, mỗi khi chúng ta tức giận, đối với cơ thể mà nói cũng giống như khi… đất nước chuẩn bị chiến tranh. Cơ thể sẽ thực hiện điều chỉnh huy động rất nhiều nguồn tài nguyên bên trong để sẵn sàng và chuẩn bị ứng phó. Khi tình trạng tức giận biến mất, tất cả những nguồn tài nguyên được huy động này sẽ trở thành phế thải, cần loại bỏ ra khỏi cơ thể vì thế sẽ tiêu hao rất lớn nguồn năng lượng, rất lãng phí nguồn năng lượng khí huyết của cơ thể. Dưới đây là những loại bệnh sinh ra từ nóng giận mà những ai hay cáu gắt càng phải nên hết sức lưu ý.
Nám da
Theo các nhà nghiên cứu, khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ôxy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt.
Khi chúng ta nóng giận, các tế bào não giống như như bị "trúng độc", vì vậy sẽ bị lão hóa nhanh hơn.
Lão hóa tế bào não
Cũng như chứng nám da, khi một lượng máu lớn dồn lên não thì sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ôxy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não giống như như bị "trúng độc", vì vậy sẽ bị lão hóa nhanh hơn.
Váng đầu, đau đầu
Khi tức giận đã lên đến đỉnh điểm sẽ khiến mặt bừng mắt đỏ, căng đầu đau đầu, thậm chí dẫn tới xuất huyết não, đột nhiên ngã quỵ bất tỉnh nhân sự.
Tăng sản tuyến vú
Rất nhiều nữ giới gặp vấn đề bị sưng tức đau ngực, tăng sản tuyến vú mà trong đó không ít người có liên quan đến các cơn tức giận thường xuyên. Tâm lý không tốt sau sinh càng dễ phát sinh viêm tuyến vú, những người trung niên và lão niên càng có nhiều khả năng dẫn tới chứng bệnh này.
Tức giận, phẫn nộ sẽ rất dễ làm đường huyết tăng cao.
Đường huyết tăng
Đối với các bệnh nhân tiểu đường, bồn chồn, vội vã gấp gáp hoặc tệ hơn là tức giận, phẫn nộ sẽ rất dễ làm đường huyết tăng cao. Giai đoạn mới phát bệnh đặc biệt cần khống chế tâm lý cảm xúc không lành mạnh để tránh làm nặng thêm bệnh tình.
Tổn thương hệ thống miễn dịch
Khi chúng ta tức giận, đại não sẽ ra hiệu cho cơ thể sản sinh một loại corticosteroid do cholesterol chuyển hóa thành. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó một lần tức giận, hệ thống miễn dịch "đình công" 6 tiếng đồng hồ là câu nói không hề cường điệu.
Viêm loét dạ dày
Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày. Còn theo Đông y, những ai giận dữ nhưng buộc phải kìm nén trong lòng – bên ngoài biểu hiện dường như rất ổn không giận dữ với ai nhưng thực ra trong lòng luôn ở trạng thái tức giận hoặc không ổn định – sẽ rất dễ hình thành sự ức chế đau khổ, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày và đại tràng, trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới xuất huyết dạ dày.
Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Thiếu máu cơ tim
Khi chúng ta tức giận, một lượng lớn máu sẽ tập trung lên vùng đại não và mặt nên có thể làm máu cung cấp cho tim giảm khiến thiếu máu cơ tim. Tim, để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, chỉ còn cách làm việc gấp bội, và việc này ảnh hưởng rất không tốt đến sức khỏe tim mạch.
Kích thích tuyến giáp
Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp. Đồng thời, u cục, sưng, ung bướu tuyến giáp cũng có quan hệ mật thiết với thói quen hay tức giận của con người.
Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.
Huyết áp tăng
Tức giận hay tâm lý cảm xúc không lành mạnh đều có thể làm huyết áp tăng cao. Đặc biệt là những người cao tuổi bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, khi xuất hiện tâm lý kích động phẫn nộ, lo lắng, thù hận… rất có thể dẫn tới huyết áp đột nhiên tăng cao, nghiêm trọng có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim, kèm theo nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành, tử vong đột ngột…
Đại tiện thất thường
Theo nghiên cứu, một số người khi tức giận, căng thẳng thì dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Bởi sau khi tức giận, đường ruột, bàng quang của chúng ta cũng có thể theo đó mà co lại, từ đó tạo thành chứng đại tiện thất thường.
Khi tức giận, đường ruột, bàng quang cũng có thể co lại, từ đó tạo thành chứng đại tiện thất thường.
Hại phổi
Khi tâm trạng bị xúc động mạnh do giận dữ mang đến, nhịp thở chúng ta sẽ gấp gáp hơn, phế nang liên tục mở rộng, hiện tượng trao đổi khí quá độ. Lúc này phế nang có thể không ngừng giãn nở, không có thời gian co lại, do đó rất nhiều người thấy đau vùng phổi khi nóng giận.
Tổn thương gan
Khi chúng ta tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng. Tức giận sẽ làm cho gan nóng lên, ngược lại gan nóng cũng làm cho người ta rất dễ tức giận. Theo quan điểm của Đông y, tức giận hại gan, gan bị tổn thương dẫn đến người ta càng dễ tức giận, luật nhân quả tương hỗ lẫn nhau này từ đó hình thành nên sự tuần hoàn ác tính.
Bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện rằng, khi chúng ta tức giận lưu lượng huyết của tim so với lúc bình thường tăng gấp 2 lần. Khi tức giận, lực co bóp của tim gia tăng, tim đập nhanh hơn, lượng lớn huyết dịch tập trung đến tim, tim khắc phải làm việc gấp bội, lúc này có thể xuất hiện nhịp tim không đều, thiếu máu cơ tim, tức ngực, hồi hộp thậm chí dẫn tới đau thắt tim và nhồi máu cơ tim.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khi tức chúng ta giận, lưu lượng huyết của tim so với lúc bình thường tăng gấp 2 lần.
Đột quỵ
Tâm và thân của con người chúng ta là một chỉnh thể tương quan mật thiết, thế nên các bệnh nhân tim mạch và mạch máu não cần hạn chế những cơn tức giận, vì sau khi tức giận có thể lập tức dẫn tới tim đập quá nhanh, thở gấp, huyết áp dao động, nghiêm trọng có thể dẫn tới đột quỵ chết người.
Nếu thường hay tức giận, bạn có thể dùng một số mẹo hay dưới đây để giúp "kìm hãm" mình:
– Phương pháp đơn giản nhất đó là sau khi tức giận, hãy massage vào huyệt thái xung ở dưới lòng bàn chân (sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này). Việc massage ở huyệt này có thể giúp khí gan bốc lên được phân tán xuống dưới, lúc này huyệt vị này sẽ rất đau, cần massage lại nhiều lần cho đến khi hết đau mới thôi.
– Một biện pháp hay khác giúp loại bỏ cơn tức giận bạn có thể làm ngay tại nhà là dùng nước nóng ngâm chân. Lưu ý nhiệt độ nước chỉ khoảng từ 40 – 42 độ và thời gian ngâm của mỗi người khác nhau (có người cần thời gian khoảng 30 phút, người huyết áp thấp có lúc cần ngâm 2 giờ đồng hồ) hay bạn cần ngâm chân cho tới khi vai và lưng ra mồ hôi.
Ngoài ra, khi gặp phải những chuyện không vui, thay vì tức giận, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra nhằm điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố và giúp tâm trạng cân bằng hơn. Chúc bạn luôn sống vui, sống khỏe mỗi ngày!