Có thể hầu hết chúng ta đều cảm thấy khá xấu hổ và lúng túng khi nhắc đến việc “xì hơi”. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng sinh lí bình thường của cơ thể, thậm chí có những sự thật thú vị về nó mà bạn chưa biết!
1. Tại sao người ta phải "xì hơi"?
Khi chúng ta nhai nuốt thức ăn, không khí đi vào trong cơ thể cùng với chúng. Bạn cần nhớ rằng, ngoài việc ợ hơi, không khí sẽ phải rời khỏi cơ thể chúng ta theo cách này hoặc cách khác.Tuy nhiên, nguồn “khí thải” cho quá trình đánh rắm lại bắt nguồn từ đám đông vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột phía dưới – đây là lí do tại sao phải mấy vài giờ sau bữa ăn, khí mới bắt đầu “xì” ra ngoài.
Một lần xì hơi thông thường chưa khoảng 59% khí Nit-tơ, 21% khí Hi-đrô, 9% khí CO2, 7% khí Mê tan và 4% khí oxi. Chỉ khoảng 1% chứa Hydro Sunfua và Mercaptan (chất có lưu huỳnh) khiến việc xì hơi của bạn có mùi.
Việc xì hơi đôi khi có âm thanh bởi khi khí thải thoát ra khỏi ruột sẽ khiến trực tràng bị rung và phát ra tiếng. Độ to hay nhỏ của tiếng xì hơi phụ thuộc khá nhiều vào áp lực khí, cũng như là độ thắt của cơ hậu môn.
2. Ăn thịt đỏ khiến cho bom nặng mùi hơn
Các hợp chất của lưu huỳnh, đặc biệt là methanethiol, chất nặng mùi nhất có rất nhiều trong thịt đỏ. Nếu ăn nhiều thịt đỏ, quá trình tiêu hóa sẽ giải phóng các hợp chất này và hình thành những quả bom có "sức công phá" khủng khiếp.
3. Khí xì hơi dễ bén lửa
Như đã nêu ở trên, Metan và Hydro sản xuất ra khi xì hơi là những chất dễ bắt lửa. Đó là lí do tại sao một vài người muốn gây cười trong các bữa tiệc bằng cách châm bật lửa khi xì hơi, nhưng thực sự đây là hành động khá nguy hiểm.
4. Mỗi người sẽ xì hơi 14 lần mỗi ngày
Trung bình mỗi người sẽ sản xuất ra khoảng nửa lít khí thải mỗi ngày, và mặc dù nhiều phụ nữ không chịu thừa nhận, nhưng thực tế số liệu này đúng với cả nam và nữ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu như đưa cùng một loại thức ăn cho 1 người phụ nữ và một người đàn ông, thì sau đó, phụ nữ có xu hướng xì hơi nhiều hơn nam giới.
Nếu như một người xì hơi liên tục trong vòng 6 năm 9 tháng, anh ta có thể tạo ra nguồn năng lượng có sức tàn phá tương đương với một quả bom nguyên tử.
Ngoài ra, một lần xì hơi bạn sẽ thải ra khoảng 100ml khí và lan tỏa ra xung quanh chỉ trong vòng chưa đầy 2s.
5. Đối với một số nền văn hóa, xì hơi chẳng có gì to tát
Trong khi ở hầu hết các nền văn hóa, xì hơi nơi công cộng hay nơi làm việc bị coi là bất lịch sự, thì ở một vài quốc gia, họ không ngại xì hơi ở những nơi đông người, những người khác không những không khó chịu, mà họ còn chấp nhận và đôi khi còn "enjoy" mùi xì hơi. Một bộ lạc da đỏ ở Nam Mĩ coi việc xì hơi là một lời chào, và ở Trung Quốc, bạn có thể tìm được một công việc thực sự – đó là ngửi mùi xì hơi để tìm người.
Thời xưa, tại thành Rome cổ đại, Hoàng đế Claudius, vì lo sợ việc giữ nhiều khí trong người sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó, ông đã bạn hành điều luật là mọi người phải cùng tham gia một buổi tiệc xì hơi chung.
6. Tốc độ xì hơi có thể lên tới 3m/s
Mặc dù việc xì hơi của mỗi người sẽ có một tốc độ khác nhau và chúng ta thường không ngửi thấy mùi trong khoảng 10-15s sau khi nó lan tỏa trong không khí. Điều này được lí giải bởi sẽ mất 1 khoảng thời gian để mùi của khí tìm đến mũi bạn.
7. Đừng bao giờ nhịn xì hơi
Việc nhịn xì hơi có thể gây khó chịu, đầy hơi đôi khi nhịn xì hơi có thể gây nên bệnh trĩ hay chứng ruột phình to. Kể cả khi bạn giữ chặt và cố nhịn để không xì hơi trong suốt cả ngày dài, khi cơ thể bạn thư giãn chúng cũng sẽ cố thoát ra ngoài.
8. Mối có hiệu suất xì hơi lớn hơn bất cứ loài nào
Thật khó có thể tin rằng một con mối bé nhỏ lại có trách nhiệm khá lớn trong vấn đề Trái Đất nóng lên hiện nay. Mối xì hơi nhiều hơn bất cứ loài vật nào, và chính điều đó tạo ra ngày càng nhiều khí Metan. Theo cơ quan bảo về môi trường, "Lượng khí Metan tạo ra do sự xì hơi của mối ước tính vào khoảng từ 2-22 Tg mỗi năm, chúng chính là nhân tố lớn thứ 2 thải ra khí Metan. Mối tạo ra khí Metan như một phần trong quá trình trao đổi chất của chúng, và số lượng khí sẽ khác nhau giữa những con khác nhau."
9. Ngửi mùi "rắm" giúp ngăn ngừa bệnh
Mặc dù khí hyđro sunfua độc hại với người nếu ngửi liều lượng lớn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nếu tiếp xúc với liệu lượng nhỏ thì hoàn toàn khác.
Cụ thể, khi bị bệnh, các tế bào trong cơ thể sẽ phải chịu 1 sức ép khá lớn. Và để chống lại bệnh tật, các tế bào phải co kéo enzym để sản sinh ra lượng nhỏ khí H2S nhằm bảo vệ ti thể, kích thích sản xuất năng lượng trong tế bào mạch máu và kiềm chế sự viêm nhiễm. Nếu không có "khí thối" H2S, các tế bào có thể bị viêm nhiễm hoặc chết dần chết mòn.
10. Con người thậm chí vẫn tiếp tục xì hơi sau khi chết
Đây là bằng chứng không thể phủ nhận, con người vẫn có thể xì hơi sau khi qua đời. Sau khi chết khoảng 3h đồng hồ, những khí thải trong cơ thể người chết sẽ tìm cách thoát ra ở 2 đầu đường tiêu hóa, dẫn đến ợ hoặc xì hơi phát ra âm thanh. Hiện tượng này là do các cơ bị co rút vã giãn nở ở lỗ nhỏ trên xác chết.
Việc "xì hơi" nghe qua khá xấu hổ nhưng ai cũng phải thực hiện, dù muốn hay không, từ những kẻ ăn mày ngoài đường phố đến nữ hoàng Anh. Tuy nhiên, ở nền văn hóa của chúng ta thì nếu muốn "xì hơi", các bạn nên vào toilet cho kín đáo và khỏi ảnh hưởng đến người xung quanh nhé!