Để có được những trang thiết bị chữa bệnh hiện đại như ngày nay, trước đó các bác sĩ đã phải trải qua nhiều lần thử nghiệm và sử dụng những công cụ chữa bệnh thô sơ tưởng chỉ tồn tại trên những thước phim khoa học viễn tưởng.
Những tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày nay, đặc biệt là nền y học phát triển cao đã giúp loài người chẩn đoán chính xác và điều trị được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi có được những thành quả như ngày hôm nay, nền y khoa thế giới đã từng có những thiết bị chữa bệnh thô sơ tưởng chỉ tồn tại trên những thước phim khoa học viễn tưởng.
“Máy massage hông” – một sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ vào khoảng những năm 1928.
Thiếu nữ đang ngâm tay và chân mình trong một chiếc máy có cấu tạo gồm bốn bồn nước cùng với dòng điện nhằm giúp cải thiện tuần hoàn máu. Ảnh chụp vào năm 1938.
Bác sĩ Lewis Albert Sayre (Pháp) đang quan sát sự thay đổi độ cong của xương sống khi bệnh nhân treo hai tay lên trước khi quấn băng thạch cao để điều trị chứng vẹo cột sống vào khoảng năm 1850 – 1900.
Quá trình chụp X-quang ngực đang được tiến hành tại khoa X-quang của bác sĩ Maxime Menard tại bệnh viện Cochin ở Paris. Ảnh chụp vào khoảng năm 1914.
Thiết bị chụp tia Roentgen “nhìn xuyên thấu” hiện đại này có thể ngăn chặn bất kỳ chấn thương nào xảy ra với bác sĩ điều trị. Ảnh chụp tại Frankfurt, Đức vào khoảng năm 1929.
Một bà bầu đang hít khí giảm đau trong lúc chuyển dạ. Đây là một phát minh nhằm cố gắng giúp người sinh giảm càng nhiều cơn đau do chuyển dạ càng tốt. Ảnh chụp vào tháng 7/1939.
Trẻ sơ sinh đang thở oxy dưới sự giám sát của các y tá ở Berlin (Đức). Ảnh chụp vào tháng 7/1939.
Một bệnh nhân nằm trong máy hô hấp nhân tạo. Vào khoảng những năm 1938, thiết bị này còn được gọi là phổi sắt.
Các y tá đang thực hành khởi động một thiết bị được gọi là chiếc "Áo khoác hô hấp". Chức năng của chiếc áo này tương tự như thiết bị "phổi sắt" ở trên. Ảnh chụp vào khoảng năm 1938.
Một cậu bé đang nằm trong lều dưỡng khí tại bệnh viện Princess Beatrice. Ảnh chụp vào năm 1937.
Thiếu nữ đang hít thở vào một thiết bị điện tử để tạo ra sương, thiết bị này dùng để điều trị cảm lạnh và cảm cúm. Ảnh chụp vào khoảng năm 1929.
Một người phụ nữ đeo mặt nạ trị cảm cúm trong suốt trận dịch cúm sau Thế chiến thứ nhất, năm 1919.
Các bệnh nhân đang sử dụng bồn tắm ánh sáng ở Berlin, Đức vào khoảng năm 1929.
Hai nữ tu đang khởi động máy kéo căng, máy này được dùng trong phẫu thuật tại trụ sở Hội Chữ thập đỏ ở Cincinnati, Ohio vào khoảng năm 1915.
DF Angier – Viên thanh tra Bưu điện (trái) và Tiến sĩ LF Kebler (phải) đang tiến hành thử nghiệm một thiết bị giúp tăng chiều cao. Ảnh chụp vào năm 1931.
Một bác sĩ mặc quần áo bảo hộ tại một ổ dịch bệnh ở Mãn Châu năm 1912.
Các xác chết bị mổ xẻ thành nhiều phần tại phòng mổ ở trường Cao đẳng Y tế Jefferson, Philadelphia vào khoảng năm 1902.
Nam bệnh nhân chỉ quấn một chiếc khăn mỏng, đeo một cái kính bảo hộ màu đen và đang ngồi trong phòng chữa bệnh bằng tia cực tím. Ảnh chụp vào năm 1930.
Trung úy Radtke liên tục hút một lượng lớn không khí vào phổi bằng một cột thủy ngân, trong khi bác sĩ kiểm tra huyết áp của ông. Ảnh chụp vào khoảng năm 1932.
Bác sĩ Dubois sử dụng máy gây mê tại Pháp vào năm 1913.
Các bệnh nhân tại một bệnh viện ở Đức đang hít các loại thuốc bằng bột như tinh dầu bạc hà để chữa các bệnh về đường hô hấp. Ảnh chụp vào năm 1930.
Phòng y tế tại một chuyến tàu bệnh viện. Ảnh chụp vào khoảng năm 1900.
Xe cứu thương Wiener dùng chở bệnh nhân được ngựa kéo. Hai bên hông được để hở cho thoáng khí, có rèm che lại. Người đàn ông đang nằm trên xe cứu thương là thành viên của Hiệp hội Cứu hộ Tự nguyện Viennese được thành lập vào năm 1881.
Bác sĩ Elizabeth Bruyn ngồi ở phía một sau xe cứu thương do ngựa kéo.
Ngày nay, mặc dù vẫn còn nhiều căn bệnh có thể "làm khó" nền y học nhưng ít ai ngờ rằng trong lịch sử của ngành y khoa thế giới đã từng tồn tại những thiết bị chữa bệnh cực kì thô sơ như thế, bạn nhỉ!
Nguồn: RHP