Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Nhận biết được các dấu hiệu thiếu máu giúp chúng ta kịp thời khắc phục tình trạng này.
Máu có nhiều công dụng đối với cơ thể con người như cung cấp chất dinh dưỡng, bảo vệ hô hấp, điều hoà thân nhiệt… cùng nhiều chức năng quan trọng khác. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khoẻ mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể. Vậy nên hãy tìm hiểu ngay các dấu hiệu của chứng thiếu máu dưới đây để biết mình có đang mắc phải không mà phòng tránh càng sớm cáng tốt bạn nhé!
Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu, nhưng không phải chỉ là cảm giác chậm chạp sau nửa đêm hoặc căng thẳng. Đó là một loại mệt mỏi khác, nhiều người sẽ phàn nàn nó như là tình trạng xương mệt mỏi. Theo Phó giáo sư Y khoa Andrew Artz, MD – Trường Đại học Chicago cho biết, triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu máu là một cảm giác kiệt sức, mệt mỏi. Tiến sĩ Artz nói: "Mệt mỏi là triệu chứng chiếm ưu thế cho tình trạng này". Mỗi người đều sẽ có những cảm giác khác nhau, có người chỉ cảm thấy mệt mỏi thông thường nhưng có người lại không nhận biết rõ nên thường làm việc quá sức khi mệt mỏi.
Vậy vì sao cơ thể bạn lại mệt mỏi? Chính là bởi cơ thể bạn đang thiếu hụt sắt hoặc vitamin B12. Đồng nghĩa là không có đủ hemoglobin và không có đủ oxy để cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn mệt mỏi 24/7 mà không thể khắc phục sau khi ăn tối và làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của bạn thì hãy tới gặp bác sĩ.
Khó thở, chóng mặt
Nếu cảm thấy như không thể nắm bắt hơi thở, đặc biệt là trong thời gian tập thể dục, trong khi leo cầu thang hoặc khi đang nâng một cái gì đó, đó là một dấu hiệu tốt cho cơ thể của không nhận được lượng ôxy cần thiết.
Nếu không có đủ sắt hoặc vitamin B12, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hemoglobin (huyết sắc tố), là một protein quan trọng đối với các chức năng của tế bào máu. Hemoglobin là một nguồn sắt dồi dào giúp máu có màu đỏ chuẩn và cho phép oxy liên kết với các tế bào để đưa máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt hoặc vitamin B12 thì sẽ không sản sinh ra đủ lượng hemoglobin khiến cho một số bộ phận trong cơ thể không nhận được đủ oxy cần thiết lưu thông.
Điều này chính là nguyên nhân lý giải vì sao khi cơ thể bạn thiếu máu sẽ có cảm giác chóng mặt, khó thở, đầu óc quay cuồng… bởi cơ thể đang nhận quá ít oxy cần thiết.
Da tái xanh
Khi cơ thể thiếu sắt hoặc vitamin B12 thì máu không được cung cấp đủ, dẫn đến tình trạng làn da nhạt màu, thậm chí trông còn ngả vàng, xỉn tối.
Một trong những cách tốt nhất để biết bị thiếu máu là nhìn vào các bọng dưới của mắt. Đây là một khu vực có mạch vì vậy nếu nó nhạt, đó là một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn không nhận được đủ các tế bào máu đỏ cho các khu vực khác trên cơ thể. Ngoài ra, khi thiếu máu, khuôn mặt, lòng bàn tay và dưới móng chân, tay cũng có thể trông nhợt nhạt hơn bình thường.
Tức ngực
Khi nằm xuống, bạn có thể nghe thấy tiếng thình thịch như đánh trống của tim thì có nghĩa là tim của bạn đang phải chạy đua để cố gắng lấy thêm nhiều oxy. Hơn nữa, nhịp tim bất thường hoặc tiếng thổi tim sẽ rõ rệt hơn khi bạn đang bị thiếu máu. Kết quả dẫn đến tim đập nhanh hơn bình thường và bạn sẽ cảm thấy căng tức vùng ngực.
Một nghiên cứu từ năm 2005 được công bố trên Circulation – Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng, khả năng mắc các bệnh về tim mạch hoặc thậm chí tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị thiếu máu với hội chứng mạch vành cấp tính. Do đó, nếu gặp vấn đề với tim mạch hay thường xuyên cảm thấy tức ngực thì nên đi khám để biết mình có đang thiếu máu không bạn nhé!
Lo lắng
Nhịp tim nhanh có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, nhưng nếu lo lắng cứ gia tăng hoặc không có lý do rõ ràng thì nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu nghiêm trọng.
Không tỉnh táo
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ hay cảm thấy không tỉnh táo như trong quá khứ thì đó có thể không chỉ là vấn đề tuổi tác mà là dấu hiệu thiếu sắt và thiếu máu.
Nhức đầu
Đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu là dấu hiệu phổ biến, nhưng nếu bạn nhận thấy đau đầu thường xuyên hơn hay không thể làm giảm bớt nỗi đau thì bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay vì có thể đây cũng là một dấu hiệu cơ thể đang thiếu máu nghiêm trọng.
Chân bồn chồn
Các nhà khoa học ước tính rằng, có đến 10% người Mỹ mắc hội chứng chân bồn chồn, rối loạn thần kinh gây ra cảm giác khó chịu ở chân và các bộ phận khác của cơ thể và sự thôi thúc di chuyển không thể kiểm soát liên tục. Mặc dù chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng khoảng 15% những người có biểu hiện này cũng đều thiếu sắt.
Rụng tóc
Theo Học viện Da liễu Mỹ, 80 triệu đàn ông và phụ nữ bị rụng tóc do di truyền, hoặc bị chứng hói đầu. Nếu bạn nhận thấy tóc dính nhiều hơn trong lược hoặc tóc của bạn đang mỏng đi, đó cũng có thể là bạn bị thiếu máu. Ngoài ra, đây cũng cũng có thể là một sự thiếu hụt vitamin hay hocmon như suy giáp.
Thèm ăn linh tinh
Đây được coi là một triệu chứng khá phổ biến của tình trạng thiếu máu khi cơ thể cứ thèm ăn những thứ linh tinh như đá lạnh, baking soda, đất sét hoặc thậm chí là bút chì, sơn khô… Cho đến nay, các chuyên gia vẫn không rõ nguyên nhân về biểu hiện này, tuy nhiên, có thể đây chỉ là một triệu chứng bình thường khi cơ thể thiếu sắt.
Cảm giác tê hoặc ngứa ran bàn tay, bàn chân
Nếu bỗng dưng có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân hay thậm chí cảm thấy lạnh nhiều cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị thiếu máu. Vì máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể nên mới xảy ra các hiện tượng như trên.
Cách phòng và điều trị thiếu máu:
– Khi thiếu máu ở dạng nhẹ, bạn hãy bổ sung bằng cách dùng thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ) hoặc thông qua các thực phẩm chứa nhiều sắt và tốt cho máu như thịt bò, các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…
– Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, uống nhiều nước, tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Việc duy trì giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày cũng rất tốt cho người thiếu máu.
– Nếu các biện pháp trên không làm bệnh thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bằng các biện pháp hiệu quả hơn như truyền máu, dùng phương pháp phục hồi chức năng tủy xương…
Nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng như trên và nghĩ rằng có thể mình đã thiếu máu thì điều quan trọng là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn thiếu máu ở mức nào và cần làm gì để chữa trị. Điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu và làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để khắc phục chế độ ăn uống hàng ngày của mình, bạn nhé!
Ảnh: Internet