Đau cơ xơ hóa có thể gây ra rất nhiều đau đớn, căng cứng, mệt mỏi trên toàn bộ cơ thể và khiến người bệnh gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày. Thậm chí, đau xơ cơ có thể dẫn đến tàn tật.
Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh như di truyền, stress, rối loạn giấc ngủ, suy giảm hormone tăng trưởng…
Những triệu chứng thường gặp của đau xơ cơ
– Cơn đau kéo dài hơn 3 tháng
– Mệt mỏi và cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng
– Rối loạn giấc ngủ
– Đau dữ dội ở một vị trí cụ thể so với các vị trí khác
– Đau nửa đầu
– Chu kì kinh nguyệt rất đau đớn
– Không thoải mái trong ruột và khi đi tiểu
– Dị ứng thời tiết, nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, màu sắc và tiếng ồn.
– Thân nhiệt tăng mà không có lý do
– Hay bị tê, nóng rát, sưng ở tay chân.
– Khó tập trung và giảm trí nhớ
– Bạn thường căng thẳng quá mức hoặc chán nản liên tục
Các quan điểm sai về bệnh đau xơ cơ
Đau xơ cơ không chỉ xảy ra ở nữ giới, nó còn xảy ra ở cả nam giới.
Đau xơ cơ không phải là bệnh, chỉ là do cảm nhận. Điều này chưa đúng, thực chất, đau xơ cơ là một trong những rối loạn phổ biến nhất của hệ thống cơ xương. Căn bệnh này vẫn còn nhiều điều bí mật chưa được lý giải, ngay cả với các bác sĩ.
Đối tượng mắc bệnh là phụ nữ lớn tuổi? Không hẳn là vậy, đa số đối tượng mắc bệnh thường trong độ tuổi từ 20-50 nhưng trẻ em cũng có nguy cơ bị mắc bệnh này.
Ảnh hưởng của bệnh không quá nghiêm trọng và cơn đau có thể chịu đựng được? Điều này sai! Bệnh đau xơ cơ làm tăng nguy cơ đột qụy, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, và trên thực tế, đau xơ cơ có thể dẫn đến tàn tật.
Biểu đồ các vị trí đau bạn có thể tự kiểm tra: Dấu hiệu chính của bệnh đau xơ cơ là đau mang tính đối xứng.
Những việc cần phải làm
– Tham khảo ý kiến bác sĩ, vì chỉ có bác sĩ mới có thể xác định chính xác liệu bạn có bị đau xơ cơ không và chỉ định cách điều trị.
– Điều trị bằng thuốc, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm thường được dùng để điều trị chứng đau xơ cơ. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được bác sĩ chỉ định để bệnh nhân uống.
– Những biện pháp hoạt động thể chất, massage giúp hồi phục vận động của cơ thể. Ví dụ, ở Nhật Bản được điều trị bằng liệu pháp làm lạnh (cryotherapy). Chơi các môn thể thao nhưng ở mức vừa phải, kể cả yoga và bơi lội cũng là biện pháp tốt.
– Cân bằng cảm xúc, giảm suy nghĩ tiêu cực… đều có tác dụng tích cực trong việc điều trị đau xơ cơ. Thậm chí, nuôi thú cưng cũng là một biện pháp hiệu quả.
Mẹo bấm huyệt giúp giảm nhanh các cơn đau gây phiền toái
Bệnh đau cơ xơ hóa tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng mức độ bệnh có thể tiến triển nặng lên theo thời gian. Do đó cần phải điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguồn Brightside