Không ai có thể phủ nhận rằng nếu có được một cuộc sống êm ấm, vợ chồng con cái hạnh phúc thì không còn gì tuyệt hơn. Nhưng khi hôn nhân dẫn đến đổ vỡ thì cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy đặc biệt đối với những vợ chồng đã có con. Khi đó họ đâu còn cảm nhận được tâm tình của những đứa trẻ. Nó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quyết định của cha mẹ. Vậy lúc đó trẻ nhỏ có còn quyền gì đối với cha mẹ hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
CĂN CỨ:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
NỘI DUNG:
1. Con dưới 36 tháng tuổi
Trong trường hợp này nếu bố mẹ ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi ( Lúc này một đứa bé chưa ý thức được những vấn đề phức tạp xung quanh). Chính vì vậy mà trong trường hợp này đứa bé không thể nào chọn được sống chung với bố hay với mẹ.
Do đó, pháp luật đã có quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Có thể thấy rằng khi con dưới 36 tháng thì hầu hết sẽ giao cho mẹ nuôi. Việc được mẹ nuôi dưỡng khi mới sinh ra sẽ tốt hơn ở với bất cứ ai. những đứa bé dưới 36 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp cho sự phát triển của đứa bé là sữa mẹ. Với những người mẹ có thể trạng yếu, việc bên cạnh con lúc mới sinh ra cũng sẽ tốt hơn với mẹ và con. Pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những trường hợp ngoại lệ như: mẹ không đủ điều kiện nuôi ( Ví dụ như: kinh tế khó khăn, công việc không ổn định và không thể chăm sóc tốt cho con..) hoặc bố mẹ có thỏa thuận khác.
Điều kiện nuôi con của người mẹ:
Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Tòa sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định:
- Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.
- Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.
Như vậy, không phải tất cả trường hợp con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn mẹ sẽ được nuôi, nếu người chồng đưa ra các chứng cứ chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.
2. Con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi
Đối với những đứa bé từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi pháp luật cũng đã quy định trong Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”
Như vậy, nếu ở trường hợp con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi thì sẽ dựa vào sự thỏa thuận của bố mẹ, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên, phù hợp đáp ứng sự phát triển tốt nhất cho đứa trẻ. Có thể hiểu rằng để được quyền nuôi con thì sẽ dựa vào một số yếu tố sau:
- Thu nhập hàng tháng ổn định
- Môi trường sống tốt: Đảm bảo cho con những tiện nghi và giúp con lớn lên khỏe mạnh
- Thời gian dành cho con
- Nơi ở ổn định
- Và một số điều kiện khách quan khác.
3. Con từ đủ 7 tuổi
Tại Khoản 2 của Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Ở độ tuổi này khi con đã nhận biết được một số vấn đề trong cuộc sống, đã phát triển hơn cũng như đã có thể lựa chọn được việc mình theo bố hay theo mẹ nên khi quyết định việc nuôi con thì phải xem xét nguyện vọng của con hay nói cách khác con có quyền được sống theo bố hoặc mẹ sau khi ly hôn.
Mặc dù bố hoặc mẹ có quyền nuôi con thì cả hai đều phải có nghĩa vụ và quyền được thăm nom và chăm sóc con cái của mình
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!
LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh tại Việt Nam. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.