Silos là gì
Để nắm rõ được Silos là gì bạn có thể tham khảo về cấu trúc của nó và một số chức năng nhất định đối với website. Thoạt đầu khi nhắc đến silo có lẽ bạn liên tưởng ngay đến một tòa tháp chứa thức ăn cho các vật nuôi theo nghĩa đen của nó. Dạng cấu trúc link liên kết này được đặt tên là silos với ý nghĩa mang tính tượng hình bởi cấu trúc này có hình dạng như một cái tháp.
Cấu trúc silos chính là cấu trúc của các link liên kết ở trong website
Đối với cấu trúc của silos, các link liên kết được tạo ra trên trang luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tất nhiên những link cụt trong website sẽ ít được xuất hiện trên trang. Khi bạn xây dựng hệ thống link liên kết theo cấu trúc silo cần đảm bảo rằng các link phải được tạo ra theo một tuần tự nhất định. Bạn không nên để các link chồng chéo các liên kết với nhau, bởi khi đó những link liên kết này sẽ tạo ra một vòng tròn đơn khép kín.
Với cấu trúc silo, website của bạn sẽ dễ dàng giữ chân được khách hàng và người dùng. Các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng tìm kiếm được bài viết, hỗ trợ các nội dung trên website được index toàn diện nhanh chóng nhất.
Hiện tại, cấu trúc silo vẫn đang là sự lựa chọn gần như là tuyệt đối với những người làm dịch vụ seo. Khi bạn muốn xây dựng hệ thống link liên kết trên trang và cấu trúc này cũng chính là đang phát huy mức hiệu quả rất tốt trong các chiến dịch seo
Cấu trúc silo là một loại hình cấu trúc sâu của website. Hỗ trợ quá trình tổ chức nội dung một cách hợp lý. Đối với các nhóm thứ bậc được xác định theo các chủ đề chính và chủ đề phụ. Nội dung cần có cấu trúc gần với nội dung khác có liên quan.
Cách tạo ra cấu trúc silos
Sau khi đã tham khảo về Silos là gì bạn nên tìm hiểu về quá trình tạo ra silos. Trong phần này, bạn sẽ tập trung và thực hiện theo một số bước như sau.
Xây dựng một cấu trúc Silo từ 1 website hoàn toàn mới thì sẽ dễ dàng hơn cho bạn so với khi phải tái tạo lại 1 website đang sẵn có. Silo mang lại hiệu quả rất tốt nếu bạn biết cách áp dụng và thực hành khi tái tạo cấu trúc trang web ngay từ đầu.
Cách tạo ra cấu trúc silos sẽ giúp web của bạn được tối ưu và dễ hiểu hơn thông thường
Khi tạo ra làm như vậy thì bạn phải bắt buộc có 1 chuỗi quy trình khác và tùy loại trang mà thực hiện khác nhau. Không phải lúc nào bạn cũng phải tối ưu lại cấu trúc onpage. Bởi nếu như onpage của bạn không được hoàn hảo thì bạn chỉ cần cũng có thể seo lên được top và xây dựng thương hiệu mạnh. Tuy nhiên hiệu quả sẽ khó khăn hơn bình thường,
Những lưu ý khi xây dựng cấu trúc silo cho các link liên kết nội bộ
Sau khi đã hiểu rõ hơn về silos là gì và cách tạo ra cấu trúc silos. Bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau khi tạo cấu trúc cho cách link liên kết nội bộ.
Trước tiên silos cần phải hiển thị nội dung cần thiết, phù hợp trên thanh menu. Để với các website bạn sẽ thấy rằng các danh mục trên web sẽ thường được đưa lên thanh menu. Đây là một điều tốt, tuy nhiên với cấu trúc silo bạn chỉ nên đưa lên thanh menu những danh mục lớn nhất. Còn bên trong những danh mục lớn này bạn có thể đưa vào đó thêm các danh mục con hiển thị theo dạng menu xổ xuống.
Khi xây dựng silos cần lưu ý một số điều cần thiết để quá trình được thuận lợi hơn
Lưu ý thứ hai là bạn nên hạn chế tối đa những link cụt. Đối với các link liên kết nội bộ trên trang, nhằm phục vụ seo tốt nhất yêu cầu hạn chế những link cụt xuất hiện trên trang. Các link trên trang cần phải tạo thành các vòng tròn đơn khép kín.
Đặc biệt với các bài viết được tạo ra trên trang, bạn có thể thêm vào đó từ 2 đến 3 link liên kết. Trong đó có link liên kết chính cần tập seo và các link liên kết của những bài viết phụ, cách này sẽ giúp website bạn dễ dàng hơn trong quá trình giữ chân người dùng, và các bot tìm kiếm.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã mang đến bạn các thông tin cần thiết để trả lời được câu hỏi Silos là gì và biết được vai trò của nó đối với website và tiến trình seo web. Đặc biệt khi xây dựng cấu trúc silos bạn nên lưu ý một số vấn đề cụ thể để các công cụ tìm kiếm dễ tìm được bài viết của bạn, và thu hút được khách hàng cũng như người dùng.