Có nhiều tụ điểm dễ cháy rừng, bởi vậy các chiến sĩ kiểm lâm, cảnh sát có thể lắp đặt các thiết bị camera hành trình mini nhỏ gọn tại các vị trí trọng yếu để theo dõi và kiểm tra tốt nhất trong mọi tình hình và biến cố.
NDĐT- Thanh Hóa có hơn 48.000ha rừng trọng điểm cháy, trong đó có 33.760ha ở cấp cực kỳ nguy hiểm. Cùng với việc triển khai phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương án “bốn tại chỗ”, một số địa phương mới đưa vào vận hành hệ thống camera canh lửa rừng, phục vụ PCCCR kịp thời, hiệu quả.
Camera canh lửa rừng
Thanh Hóa có gần 10 nghìn ha rừng ở huyện miền núi thấp Thạch Thành và tám huyện đồng bằng, duyên hải, trong đó diện tích rừng thông thuần loài ở các huyện Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc, Đông Sơn phát sinh lớp thực bì, lá thông phủ dày, dễ xảy ra cháy rừng. Hè năm 2010, trên thảm rừng thông ở huyện Tĩnh Gia liên tiếp xảy ra 17 vụ cháy rừng. Đợt nắng nóng năm 2015 xảy ra cháy rừng diện rộng ở các xã: Triệu Lộc, Châu Lộc (huyện Hậu Lộc); Hoằng Khánh, Hoằng Trung (huyện Hoằng Hóa); Hùng Sơn, Tân Dân, Định Hải (huyện Tĩnh Gia) làm thiệt hại 141ha rừng.
Năm 2018, cũng phát sinh cháy rừng từ khu vực xã Châu Lộc lan sang Hoằng Khánh làm thiệt hại 8,7 ha rừng. Mùa hanh khô ở Thanh Hóa từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; tiếp đến nắng nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, làm tăng nguy cơ cháy rừng. Theo kết quả điều tra an ninh rừng, nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng do người dân sử dụng lửa bất cẩn khi hóa vàng mã, đốt ong, dọn vườn, đốt cành, lá cây tồn lưu sau khai thác rừng trồng, đốt thực bì để khai thác khoáng sản, xử lý thực bì trồng rừng; học sinh, thanh niên, khách du lịch sử dụng lửa bất cẩn và có những vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích giữa các cá nhân, nảy sinh hành vi cố ý đốt rừng.
Lửa là một nguyên nhân cháy rừng khá phổ biến, vì vậy hãy cảnh giác bằng việc lắp đặt các thiết bị camera.
Cháy rừng ở xã Châu Lộc năm 2018.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đề xuất UBND tỉnh dành nguồn ngân sách thí điểm lắp đặt camera canh lửa rừng. Được sự quan tâm của tỉnh, đồng hành của Trung tâm nghiên cứu quản lý thiên tai, cháy rừng thuộc Trường đại học Lâm nghiệp, công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, đơn vị chuyển giao công nghệ được xúc tiến, triển khai. Việc lắp đặt, vận hành thử nghiệm hoàn tất và đầu tháng 5 năm nay, Kiểm lâm Thanh Hóa đưa các camera canh lửa rừng lắp đặt ở các xã: Hà Lĩnh, huyện Hà Trung; Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa; Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia vào hoạt động. Ngoài thi công cột gắn mắt thần quan sát có chống sét, pin năng lượng mặt trời, cáp truyền dữ liệu, bộ vi xử lý, mỗi điểm quan sát gắn hai camera, tầm nhìn 10-15km có độ phân giải cao để chụp ảnh, ghi hình, thu nhận hình ảnh liên tục phục vụ quan sát, phát hiện các đám cháy rừng.
Cột lắp camera canh lửa rừng.
Chuyên viên Phòng quản lý, bảo vệ rừng, Bùi Viết Kính, trao đổi: Các camera IP thu nhận hình ảnh về các khu rừng và truyền về máy chủ qua mạng internet. Bộ công cụ hỗ trợ chuyển đổi tín hiệu từ camera đến các thiết bị di động và máy tính nhằm quan sát, phát hiện sớm lửa rừng. Dưới sự điều phối của Chi cục Kiểm lâm qua trang web, các cán bộ, kiểm lâm viên, chủ rừng sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động được phân quyền truy cập dữ liệu sẽ quan sát thấy hình ảnh các khu rừng, lửa rừng trên máy. Máy chủ cùng phần mềm quản trị dữ liệu tự động phát hiện, phân tích, cập nhật tọa độ, quy mô đám cháy rừng; các kiểm lâm, chủ rừng phát hiện đám cháy rừng cũng ước lượng tọa độ, quy mô đám cháy, gửi thông tin về máy chủ qua giao diện trên trang web. Đám cháy rừng được phát hiện, phân tích, biên tập tệp văn bản mô tả đám cháy với những thông tin cần thiết như số hiệu, tọa độ, kích thước đám cháy, loại rừng bị cháy, tên chủ rừng, đơn vị hành chính, đơn vị quản lý rừng v.v… thiết thực phục vụ chỉ huy, điều hành, khẩn trương triển khai các biện pháp PCCCR.
các cột lắp camera lửa rừng cũng được đặt cẩn trọng và kĩ lưỡng
Máy điện thoại cầm tay được phân quyền kết nối có thể quan sát được thảm rừng.
Chủ động phòng, chống cháy rừng
Qua rà soát, điều tra, Thanh Hóa có hơn 48.000ha rừng trọng điểm cháy, trong đó có 33.760ha ở cấp cực kỳ nguy hiểm thuộc 154 xã ở 16 huyện, thị xã, thành phố. Cùng với việc thắt chặt quan hệ đối ngoại với Sở Nông lâm tỉnh Hủa Phăn (Lào), các huyện, cụm xã giáp biên giới hai tỉnh tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, triển khai các biện pháp PCCCR; lực lượng kiểm lâm tham mưu cho các địa phương chủ động xây dựng, triển khai phương án quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR ở 100% huyện trọng điểm, dễ xảy ra cháy rừng.
Kiểm lâm tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng PCCCR cho người dân ở huyện Hoằng Hóa.
Các xã, phường đã kiện toàn 263 trung đội dân quân tự vệ với 7.837 người sẵn sàng tham gia PCCCR; xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện, hậu cần PCCCR tại chỗ. Theo đó, có 35.794 người ở cấp thôn, 14.790 chủ rừng, người ở cấp xã, 3.906 người cấp huyện; cùng 238 xe ô-tô, 29.453 xe máy, 52 máy bơm, 220 máy cắt thực bì, 252 máy thổi gió, 229 cưa xăng, hơn 23.500 thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng khác sẵn sàng điều động, thực thi các biện pháp PCCCR.
Thiết bị chữa cháy rừng được trang cấp cho các lực lượng ở huyện Tĩnh Gia.
Trên tuyến biên giới, cơ quan kiểm lâm cùng cán bộ, nhân dân các địa phương đã khảo sát, thi công, thường xuyên phát dọn thực bì trên hơn 10km đường băng trắng, rộng 20m thuộc các xã: Mường Chanh, Pù Nhi, Tén Tằn, huyện Mường Lát nhằm phòng ngừa cháy lan. Lực lượng chức năng ở các huyện, cụm xã bạn thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp với các huyện, xã, thôn giáp biên giới trong tỉnh Thanh Hóa thực hiện tuần tra, canh lửa rừng, phối hợp, hỗ trợ PCCCR, không để phát sinh các vụ cháy rừng lan qua biên giới như từng xảy ra trong những năm đầu mới thành lập huyện Mường Lát. Trên diện tích rừng thông thuần loài phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng, duyên hải, chủ rừng cùng kiểm lâm, các địa phương tiến hành khảo sát, thiết kế, thi công 75km đường băng trắng và đường băng xanh nhằm PCCCR, chia cắt, bảo vệ, kiềm chế thiệt hại do cháy rừng có thể xảy ra. Một số địa phương thuộc vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng như Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc còn dành nguồn ngân sách đầu tư mua sắm thêm các thiết bị, công cụ phục vụ PCCCR.
Đường băng trắng ngăn chặn lửa rừng cháy lan.
Trưởng Phòng quản lý, bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa Lê Văn Cải thông tin thêm: Tại nhiều địa phương có thảm rừng thông thuần loài, các địa phương, lực lượng kiểm lâm cùng các chủ rừng đã chủ động thực hiện biện pháp đốt thực bì chủ động từ cuối tháng 12 năm trước vào những ngày nhiệt độ dưới 200C. Biện pháp đốt trước đã được thực hiện trên 700ha rừng thông ở các xã nguy cơ cao, góp phần hạn chế xảy ra cháy rừng trong mùa hanh khô, nhất là cử thời tiết nắng nóng hiện nay. Cùng với việc thường xuyên rà soát vật tư, bổ sung, tập huấn kỹ thuật cho các nhân lực, tổ, đội PCCCR, bố trí các tổ, chốt canh lửa rừng ở các địa bàn trọng điểm, việc lắp đặt hệ thống camera, ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát rừng, canh lửa rừng đem lại hiệu quả thiết thực và Kiểm lâm Thanh Hóa hy vọng được nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.