Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến cụm từ chứng nhận CE Marking. Rất nhiều người hiện vẫn chưa nắm rõ được ý nghĩa, vai trò của chứng nhận này, đặc biệt là với việc xuất khẩu Châu Âu. Câu trả lời sẽ có tại bài viết dưới đây, bạn đọc quan tâm nhất định không thể bỏ lỡ đấy.
Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải hiểu rõ đó là dấu CE này không có nghĩa là mặt hàng đó được sản xuất tại Châu Âu mà là nó đã qua được vòng kiểm định của khu vực này. Nhờ điều này mà hàng hóa có thể tự do lưu thông tại khu vực EU cũng như đảm bảo sản phẩm đã tuân thủ pháp luật của liên minh Châu Âu.
Hiện nay có tới 70% sản phẩm đang được bày bán ở 30 quốc gia EEA đều đánh dấu CE Marking . Chúng sẽ là lời khẳng định của nhà sản xuất rằng những sản phẩm, hàng hóa mà họ đưa tới là hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe, môi trường của Châu Âu. Bạn có thể sẽ thường xuyên nghe tới những cụm từ như “tiêu chuẩn hài hòa”, “chỉ thị EU”,.. đều dùng để chỉ việc đáp ứng các yêu cầu trên.
Chủ sở hữu (nhà sản xuất mã hàng) hay ủy quyền đại diện là hai nhóm đối tượng có quyền gắn dấu CE cho sản phẩm. Những quy định trong luật hòa hợp Cộng đồng có liên quan quy định về việc gắn kết là điều mà nhà sản xuất phải tuân thủ cũng như đảm bảo khi một sản phẩm của họ được đánh dấu CE.
Chủ sản xuất của sản phẩm được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong suốt quá trình xin cấp và sử dụng dấu CE. Trong đó điều quan trọng nhất chính là họ phải sử dụng dấu CE một cách hợp lý, đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. Bạn cũng phải đảm bảo chất lượng của hàng hóa sản xuất ra luôn duy trì độ an toàn như khi đưa đi kiểm định, xin cấp dấu.
Nhiều người thường tự hỏi tại sao rất nhiều mặt hàng ở nước ta tuy được đánh giá cao những vẫn chưa thể xuất ra thị trường thế giới, điển hình như là Châu Âu. Chúng là một trong những yêu cầu cơ bản đối với hàng hóa, sản phẩm muốn xuất sang các nước Châu Âu.
>>> Xem thêm : chứng nhận haccp – Bí quyết sử dụng chứng nhận haccp hiệu quả