Luật Doanh nghiệp có quy định mỗi doanh nghiệp đều có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp đó. Theo như Nghị định 58/2001/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng con dấu, thì con dấu có chức năng là “thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản hay giấy tờ của các cơ quan và tổ chức, chức danh nhà nước”.
>>> Xem thêm : khắc con dấu tên bác sĩ – Con dấu doanh nghiệp – quan trọng hay không quan trọng năm 2020?
Chưa rõ về nội dung “thể hiện vị trí pháp lý” và “khẳng định giá trị pháp lý” là như thế nào về phương diện lý luận pháp luật, tuy nhiên một thực tế rất rõ ràng là hầu như tất cả các văn bản hay tài liệu của các cơ quan và tổ chức nếu chưa được đóng dấu trên chữ ký thì sẽ không được chấp nhận. Những hợp đồng của công ty hay doanh nghiệp được người đại diện có thẩm quyền ký kết nhưng nếu như chưa có mộc tròn mực đỏ thì nó cũng sẽ bị trả về và bị coi là không hợp pháp. Nếu như trên các văn bản hồ sơ đều đã có chữ ký và dấu đỏ hợp lệ rồi thì những người có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đó sẽ không cần mất thời gian kiểm tra lại thẩm quyền của người ký nữa. Đại đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng con dấu là công cụ để bảo đảm bằng chứng cứ cho chữ ký của người đứng tên trên mọi văn bản hay hồ sơ nào của doanh nghiệp.
Khi đó thì con dấu lại rất dễ dàng bị thất lạc hay bị mất hoặc bị trộm cắp hay bị chiếm đoạt hay bị đánh rơi. Trên thực tế thì phòng văn thư hay người thư ký và thủ quỹ của công ty doanh nghiệp đó thường sẽ được người đại diện theo pháp luật giao cho quyền nắm giữ con dấu đối với trường hợp người đại diện đó vắng mặt hay thậm chí là có mặt ở đó. Thật ra thì chữ ký của người có thẩm quyền lại gắn liền với chính bản thân người đó và là một trong những đặc điểm để nhận biết hay phân biệt người này với người khác cho nên chữ ký của người có quyền ký kết văn bản đã là điều kiện cần và đủ cho hiệu lực của văn bản đó mà không cần thêm bất kỳ công cụ bảo đảm chứng cứ nào khác.
Có rất nhiều những vấn đề về con dấu của một công ty đặc biệt là việc bàn giao công việc của các tổng giám đốc nhiệm kỳ trước cho những người nhiệm kỳ mới không được suôn sẻ hoặc việc bàn giao công việc chưa giải quyết xong hoặc trong khi bàn giao xảy ra một vài vấn đề. Mọi văn bản giấy tờ hay hồ sơ của công ty doanh nghiệp nếu như có đóng dấu thì được coi là hợp pháp và là yếu tố cần thiết chứng minh rằng giấy tờ văn bản của công ty đó có tính pháp lý, còn nếu như không có con dấu thì mọi văn bản hồ sơ của công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các công việc.
>>> Xem thêm : khắc dấu Mai Vàng – Con dấu doanh nghiệp – những điều cần biết