Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm mà bạn đang dùng, nhìn thấy mỗi ngày đều là sản phẩm từ ngành công nghiệp in ấn, chẳng hạn như các bảng hiệu, banner, bao bì,.. Để có được điều này, chúng ta không thể không kể tới vai trò từ những kỹ thuật gia công thành phẩm. Thông tin chi tiết về các kỹ thuật này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây, bạn đọc quan tâm đừng bỏ lỡ nhé.
Một trong những khâu gia công quan trọng mà chúng tôi muốn giới thiệu đó chính là cấn. Bạn có thể hình dung đây là công đoạn giúp tạo những nếp gấp trên bề mặt thành phẩm. Và hiện đã có những máy dập cấn riêng, giúp chúng ta thực hiện được nhiều sản phẩm một lúc.
Nếu như bạn bắt gặp một sản phẩm in ấn trong dạng một ngôi nhà có hai tầng, mái hiên, ống khói, hay những con thỏ với vô số đường nếp uốn lượn, đó chính là một sản phẩm tạo ra nhờ kỹ thuật bế đấy. Đây là một kỹ thuật chuyên dụng cho việc tạo hình dáng phức tạp cho sản phẩm in.
Trong quá trình này, người ta sẽ có một khuôn mẫu riêng theo thiết kế. Thông thường, những khuôn này sẽ được lập trình sẵn trong may, nhờ thế mà người thực hiện chỉ việc điều chỉnh một chút cho phù hợp. Sau đó, họ căn cứ vào đó và đưa vật liệu vào máy cắt để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lưu ý rằng cần cắt một phần mẫu trước, nếu cảm thấy đạt chuẩn thì người thực hiện mới tiến hành cắt đại trà hàng loạt.
Khi đi đặt hàng băng rôn, standee, tag, mác sản phẩm, rất nhiều xưởng sẽ hỏi bạn có cần thực hiện đục lỗ hay không. Những lỗ này giúp chúng ta có thể thuận hiện hơn trong việc móc dây để treo băng rôn lên. Hay như các tag, mác, thiệp thì bạn có thể thông qua lỗ để xâu thành chuỗi, đặt để dễ dàng, dễ tìm kiếm.
Nếu quan sát, sờ một tấm danh thiết hay bìa sách bạn sẽ thấy được một lớp màng hơi bóng, mìn mịn. Điều đó cho thấy sản phẩm in ấn đó đã trải qua kỹ thuật cán màng. Mục đích của điều này là giúp cho sản phẩm bền chữ, chống thấm bề mặt.
>>> Xem thêm : hộp giấy hà nội – ngành in ấn hiện tại có bao nhiêu loại được sử dụng nhiều nhất