Đầu tư thành lập công ty tại Thanh Hóa trong những năm gần đây rất phát triển. Một số dự án lớn từ nước ngoài phải kể đến như Công ty WHA Industrial Development (Thái Lan) quyết định nghiên cứu đầu tư 2 dự án xây dựng hạ tầng KCN tại Thanh Hóa với tổng mức đầu tư hoảng 335 triệu USD, Tập đoàn AVG Capital Partners (LB Nga) đã ký kết biên bản ghi nhớ theo hình thức trực tuyến với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai dự án Tổ hợp chế biến thịt lợn với quy mô đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD…
Không chỉ tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những tập đoàn lớn trong nước như Vingroup, Sun Group, FLC… cũng lựa chọn Thanh Hóa làm điểm đến đầu tư. Với những chính sách khuyến khích đầu, đồng thời sở hữu một vị trí chiến lược quan trọng, nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là một “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Siglaw với đội ngũ chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp luôn là người bạn đồng hành với những ai đang có dự định đầu tư thành lập công ty tại Thanh Hóa.
Tại sao nên thành lập công ty tại Thanh Hóa
Chính sách thu hút đầu tư
Nghị quyết số 58 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho Thanh Hóa vươn lên trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc. Theo đó, Thanh Hóa, Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng hình thành nên tứ giác phát triển tại miền Bắc. Có thể nhận thấy, Chính phủ đã có nhiều kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại Thanh Hóa. Tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa đang được tiến hành và sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và du lịch của Thanh Hóa trong tương lai gần.
Vị trí chiến lược quan trọng
Cảng nước sâu Nghi Sơn với năng lực khai thác hơn 100 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 100.000 DWT, trong đó, khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 106.000 ha là một trong số 8 khu kinh tế có những ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế nhập khẩu… Thêm vào đó, cửa khẩu Na Mèo giúp liên thông với Lào và các quốc gia Đông Nam Á bằng đường bộ, sân bay Thọ Xuân được quy hoạch để trở thành sân bay quốc tế. Ngoài ra, Thanh Hóa cũng được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Sầm Sơn với nhiều resort, khách sạn cao cấp.
Nguồn nhân lực dồi dào
Với hơn 2,5 triệu người (chiếm đến hơn 60% dân số của tỉnh) trong độ tuổi lao động Thanh Hóa có lợi thế lớn về nguồn nhân lực,, vừa là nguồn lao động vừa mang đến nhiều cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực như bán lẻ, các dự án nhà ở hay văn phòng.
Tiềm năng phát triển kinh tế
Thanh Hóa có nhiều ngành kinh tế phát triển như nông nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản, công nghệ chế biến, du lịch, dịch vụ, … Ngoài ra, Thanh Hóa cũng có nhiều khu công nghiệp đang được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
Chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa
Nhà đầu tư khi thành lập công ty tại Thanh Hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường sẽ được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa. Đặc biệt, khi đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp khác tại tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ giá thuê đất, thuê mặt nước.
Những điều cần biết về thành lập công ty/doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Lựa chọn loại hình công ty
Các loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa hay lựa chọn:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần.
Ngoài các loại hình công ty kể trên, nhà đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa còn có thể lựa chọn:
- Thành lập chi nhánh;
- Thành lập văn phòng đại diện;
- Thành lập địa điểm kinh doanh.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Để thành lập công ty tại Thanh Hóa, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật về các ngành nghề mà doanh nghiệp được phép kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp tại Thanh Hóa tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề mà không yêu cầu điều kiện bắt buộc thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp đi vào hoạt động sản xuất và kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.
Trường hợp doanh nghiệp tại Thanh Hóa đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện nhất định về vốn, chứng chỉ hành nghề, cũng như các điều kiện về giấy phép, … mới được đi vào sản xuất, kinh doanh trên thực tế.
Lựa chọn tên công ty
Tên công ty tại Thanh Hóa phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và tên riêng. Trong đó, tên riêng phải được viết bằng các chữ cái trong hệ thống bảng chữ cái Tiếng Việt của nước ta, được sử dụng các ký tự Latinh như F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Để tránh trùng lặp, doanh nghiệp tại Thanh Hóa có thể tiến hành đặt tên công ty bằng tiếng anh, hoặc có thể sử dụng đặt tên bằng cách viết tắt. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được lựa chọn tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.
Địa chỉ công ty
Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa phải có địa chỉ công ty cụ thể, xác định. Địa chỉ cần đặt đúng và không được sử dụng địa chỉ giả. Trường hợp sử dụng địa chỉ giả để mở công ty sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, pháp luật cấm đặt địa chỉ công ty tại Thanh Hóa ở các tòa nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại Thanh Hóa có trách nhiệm thực hiện các công việc trong phạm vi quyền và nghĩa vụ được giao một cách cẩn trọng, trung thực nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty nên lựa chọn những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm để làm người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh như chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc.
Vốn điều lệ
Để thành lập công ty tại Thanh Hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn. Mức vốn phụ thuộc vào khả năng tài chính hoặc theo quy định của ngành nghề về vốn tối thiểu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải kê khai vốn điều lệ. Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp tại Thanh Hóa cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là với trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào khả năng tài chính của công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Mỗi loại hình công ty tại Thanh Hóa sẽ yêu cầu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khác nhau, cụ thể:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh tại Thanh Hóa
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Thanh Hóa đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Thanh Hóa
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty TNHH;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- giấy phép đầu tư tại Thanh Hóa đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- các hình thức đầu tư fdi
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hóa
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Thanh Hóa đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa
Thành lập công ty tại Thanh Hóa có thể trải qua 05 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa dưới các hình công ty như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, CTCP. Sau khi lựa chọn được loại hình công ty thì sẽ tiến hành lựa chọn tên cho công ty. Tiếp đó là xác định địa chỉ nơi công ty dự kiến sẽ đặt trụ sở, xác định chức danh người đứng đầu công ty, vốn điều lệ, ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ được yêu cầu sửa đổi bổ sung theo quy định.
Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa:
- Địa chỉ: 45B đại lộ Lê Lợi, P. Lam Sơn, TP. Thanh Hóa.
- Điện thoại: 0237.3851450
- Email: dkkdth36@gmail.com
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân và công bố thông tin thành lập công ty.
Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp tại Thanh Hóa được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp và hiện tại không áp dụng hình thức công bố thông tin mẫu dấu trước khi sử dụng. Do đó, sau khi hoàn thành xong việc làm dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu luôn được mà không cần công bố như trước kia.
Bước 5: Thực hiện các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp.
Một số công việc công ty cần lưu ý sau khi doanh nghiệp tại Thanh Hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Đăng ký chữ ký số để kê khai, báo cáo thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thuế điện tử;
- Nộp tờ khai thuế môn bài;
- Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử;
- Đăng ký giấy phép con cho ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp tại Thanh Hóa của công ty luật Siglaw
“Sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của Siglaw. Với chúng tôi, mỗi khách hàng là một đại sứ thương hiệu!”
Cho nên, Siglaw chăm chút, tỉ mỉ từng khách hàng một cách chu đáo nhất, khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa của Siglaw, quý khách hàng sẽ được hướng dẫn tận tình nhất như sau:
- Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết để soạn hồ sơ thành lập.
- Giải đáp, tư vấn quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu cho khách hàng.
- Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý, thuế tối ưu nhất phù hợp từng đối tượng khách hàng.
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ tài chính liên quan.
- Hướng dẫn mở tài khoản vốn và quy trình chuyển vốn đầu tư đúng pháp luật.
- Hướng dẫn thủ tục thuế ban đầu và chế độ báo cáo thuế theo quy định pháp luật.
- Tư vấn điều kiện và giấy phép con cần thiết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.