Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ hay các chế phẩm từ gỗ ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Chính vì những lý do như vậy mà hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc ngành sản xuất đồ gỗ ở nước ta. Vì vậy, để (nhà đầu tư nước ngoài) NĐT NN thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam thì cần quan tâm đến các vấn đề sau đây.
Hồ sơ, Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về sản xuất đồ gỗ
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ có vốn đầu tư nước ngoài và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất đồ gỗ
Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về sản xuất đồ gỗ
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư về sản xuất đồ gỗ;
- Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Tài liệu đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chi tiết về dự án;
- Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư;
- Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ có vốn đầu tư nước ngoài và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất đồ gỗ
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp về sản xuất đồ gỗ;
Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề sản xuất đồ gỗ;
Danh sách thành viên công ty (công ty TNHH 2 thành viên)/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (công ty cổ phần);
Bản sao các giấy tờ sau:
- CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
- CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
- Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.
Một số mã ngành nghề kinh doanh sản xuất đồ gỗ
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo các mã ngành nghề sau đây về kinh doanh sản xuất đồ gỗ để lựa chọn ngành nghề phù hợp với doanh nghiệp mình:
- 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác;
- 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng;
- 1623: Sản xuất bao bì bằng gỗ;
- 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.
Lưu ý để NĐT NN thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
Việt Nam với tài nguyên về rừng vàng biển bạc nên từ xa xưa người dân đã có thói quen sử dụng các tài nguyên từ rừng để có cuộc sống sinh hoạt tiện nghi hơn. Người dân dùng gỗ từ rừng để làm các vật dụng trong nhà như bàn ghế, giường tủ; sử dụng các loại cây khác như tre, nứa, cói để làm vật dụng như nón, túi, giày dép,…
Chính vì vậy, ngày nay người dân Việt Nam vẫn có thói quen và sự ưu ái hơn khi sử dụng các vật liệu hay chế phẩm từ gỗ. Một phần các sản phẩm từ gỗ để trang trí nội thất trong nhà bây giờ đã được thiết kế tinh xảo và đẹp mắt, phần khác gỗ vẫn là một loại chất liệu bền và có giá trị theo thời gian.
Với nhu cầu sử dụng cao về các sản phẩm từ gỗ như vậy tạo động lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất đồ gỗ phát triển không những thị trường nội địa mà còn đáp ứng chế biến xuất khẩu. Vì vậy, pháp luật Việt Nam không hạn chế hay quy định điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này.
Bên cạnh đó, trong Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với NĐT NN thành lập công ty sản xuất đồ gỗ. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn kinh doanh ngành nghề này. Để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ thì phải thực hiện thủ tục theo quy định.
Xem thêm: gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài của công ty luật siglaw