Hoạt động của các công ty tài chính thường đem lại cho họ một nguồn lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu về nguồn tiền để vay vốn đầu tư kinh doanh là khá cao, trong đó có Việt Nam. Vậy, nhà đầu tư nước ngoài mong muốn mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cần tuân thủ những điều kiện, loại hình, yêu cầu, thủ tục, hồ sơ gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là gì?
Lĩnh vực tài chính thực chất liên quan tới việc tìm kiếm, phân phối và sử dụng nhiều nguồn tiền để hoàn thành nhu cầu của các đơn vị kinh tế – xã hội. Lĩnh vực tài chính bao gồm các hoạt động như quản lý ngân sách, quản lý tiền gửi, thu chi, quản lý rủi ro, đầu tư, vay, v.v mà được thực hiện bởi các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty môi giới, công ty bảo hiểm, đại lý đầu tư và công ty tín thác) hoặc các tổ chức có hoạt động tài chính khác.
Trong khi đó, công ty tài chính là một công ty dưới hình thức tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Hoạt động để huy động vốn cho vay, đầu tư hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan tới tài chính, tiền tệ. Tổ chức tài chính sẽ chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng mà được phép, nhưng không được nhận tiền mà cá nhân gửi vào hay cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản của khách. Nói cách khác, nguyên tắc hoạt động là được cung cấp dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Vậy công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là tổ chức tín dụng phi ngân hàng được góp vốn thành lập bởi 100% người góp vốn từ nước ngoài, và công ty được thành lập tại Việt Nam, tuân theo quy định tài chính về pháp luật Việt Nam.
Các loại hình công ty tài chính vốn 100% nước ngoài
Trên thực tế, công ty tài chính không phân biệt vốn nước ngoài hay vốn trong nước, vì vậy công ty tài chính vốn 100% nước ngoài có thể được lập bằng các hình thức sau:
- Công ty tài chính TNHH một thành viên
- Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty tài chính cổ phần
Điều kiện thành lập công tài chính 100% vốn nước ngoài
Điều kiện chung
Theo khoản 1 Điều 20 Luật tổ chức tín dụng, công ty tài chính vốn 100% từ nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện giống như các tổ chức tài chính khác như sau:
- Có vốn điều lệ, vốn được cấp ít nhất là bằng mức vốn pháp định. Mà theo Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP, mức vốn pháp định của công ty tài chính là 500 tỷ VNĐ.
- Chủ sở hữu của công ty tài chính là công ty TNHH 01 thành viên
- Với cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân, thì phải đang hoạt động một cách hợp pháp và có đủ tiềm lực tài chính để góp vốn
- Với cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân, họ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ tài chính để góp vốn
- Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện mà Điều 50 Luật tổ chức tín dụng yêu cầu như là có đạo đức làm nghề,…
- Có Điều lệ phù hợp với Luật tổ chức tín dụng và quy định pháp luật có liên quan như là điều lệ có đủ các nội dung được yêu cầu (Tên, địa điểm đặt trụ sở chính; Nội dung, phạm vi hoạt động; thời gian hoạt động,…),.v.v.
- Có Đề án thành lập và phương án kinh doanh mà: (i) có thể thực thi; (ii) không ảnh hưởng đến an ninh, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; Không tạo lập ra các yếu tố độc quyền, hạn chế cạnh tranh, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ với nhau
Xem thêm: Dịch vụ Tư vấn pháp luật thường xuyên của công ty luật siglaw.
Điều kiện riêng đối với công ty tài chính 100% vốn nước ngoài
- Vì công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nên có một số hoạt động của tổ chức tín dụng liên quan tới hoạt động ngân hàng mà công ty tài chính không được thực hiện như không được nhận tiền mà cá nhân gửi vào hay cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản của khách. Mặt khác, đối với các hoạt động ngân hàng mà công ty tài chính có thể thực hiện như sử dụng vốn để cho vay, để đầu tư,.v.v. thì công ty tài chính vốn 100% nước ngoài phải tuân thủ pháp luật có liên quan
- Phải hoạt động lành mạnh, có đủ các yêu cầu về tổng tài sản có, tình hình tài chính, tỷ lệ vốn,…theo Ngân hàng nhà nước quy định
- Có văn bản cam kết hỗ trợ công nghệ, tài chính, điều hành, hoạt động, quản trị cho tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ ít nhất bằng vốn pháp định hoặc trở lên và đặc biệt là thực thi các yêu cầu về bảo đảm an toàn (trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ bảo đảm an toàn,…) của Luật tổ chức tín dụng.
Các hoạt động mà công ty tài chính 100% vốn nước ngoài có thể thực hiện
Huy động vốn
- Không nhận tiền gửi của cá nhân dưới 01 năm, vì thế, công ty tài chính có thể nhận tiền gửi của cá nhân/tổ chức từ 01 năm trở lên theo Ngân hàng nhà nước quy định
- Nhận vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và Chính phủ.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước.
- Vay tiền từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước hoặc vay tiền từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Cho vay
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
- Vay tiêu dùng bằng hình thức vay trả góp
- Các khoản vay dưới sự ủy thác của Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Loại hình cho vay được cung cấp bởi các công ty tài chính là:
+ Vay vốn bằng hóa đơn tiền điện
+ Vay tiền theo sao kê lương
+ Vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
+Vay tiền theo giấy tờ xe máy của chính chủ
+ Các hình thức cho vay khác
- Không chỉ thế, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính còn thực hiện thêm các hoạt động gồm chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức chiết khấu và cầm cố thương hiệu.
Hoạt động bảo lãnh
Công ty tài chính thực hiện bảo lãnh trên cơ sở uy tín cung như khả năng tài chính của khách hàng của họ. Những loại hình bảo lãnh hiện nay là:
- Bảo lãnh đối ứng
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh xác nhận.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng của sản phẩm
Khác
Hơn nữa, các công ty trong lĩnh vực tài chính cũng có thể thực hiện các hoạt động của mình theo các quy định hiện hành. Bao gồm:
- Cung cấp vốn để mua cổ phần cho công ty hoặc tổ chức tín dụng khác
- Hoạt động đầu tư
- Tham gia thị trường ngoại hối
- Kinh doanh vàng và cung cấp dịch vụ chuyển tiền
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư hoặc ngoại hối
- Cung cấp các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê két sắt, cầm đồ hoặc giấy tờ có giá
- Được ủy quyền làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ khác cho các tập đoàn, doanh nghiệp
- Được quyền ký ủy thác, làm đại lý trong các vấn đề liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm hoặc đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.
Quy trình thủ tục thành lập công ty tài chính có vốn 100% nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- 01 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- 01 Điều lệ công ty, phương án hoạt động. Trong đó nêu rõ địa bàn hoạt động, nội dung, phương thức hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; và xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
- 01 Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn. Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức vốn điều lệ của các bên góp vốn.
- Hồ sơ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của công ty
- Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành
- Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Siglaw (nếu công ty sử dụng dịch vụ pháp lý)
- Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết)
- Bản sao chứng thực các giấy tờ:
- CCCD/CMND/hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập,
- Quyết định thành lập công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức
- CCCD/CMND/hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa chỉ: Phòng kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Ví dụ như:
- Tại Hà Nội: Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Tại TP.HCM: Số 32 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; số liên hệ: 028.38293179.
- Tại Đà Nẵng: Tầng 6 tòa nhà Trung tâm hành chính, số 24 đường Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng từ 03-06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, người nộp hồ sơ có thể nhận kết quả.
Bước 4: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Điều quan trọng ngay sau khi nhận Giấy CNĐKDN đó là doanh nghiệp phải công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là 30 ngày từ ngày cấp Giấy. Nếu như không công khai, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 triệu-2 triệu đồng theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn Thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw
Xem thêm: Gia hạn thẻ tạm trú của công ty luật siglaw.