ODA và FDI là hai thuật ngữ kinh tế vô cùng quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được chúng. Vậy ODA và FDI là gì? Phân biệt so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa ODA và FDI như thế nào? Những ưu điểm cũng những thách thức của hai loại hình này mang lại là gì? Mời quý độc giả tham khảo thông qua bài viết dưới đây!
Bảng phân biệt so sánh FDI và ODA
FDI | ODA | ||
✅Giống nhau | – Đều là nguồn vốn đầu tư đến từ bên ngoài quốc gia– Các nước đầu tư/các nhà đầu tư chủ yếu là các nước phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh.
– Gắn liền với rủi ro thông thường và rủi ro hối đoái |
||
✅Khác nhau |
⭐Tên đầy đủ Tiếng Anh | Foreign Direct Investment | Official Development Assistance |
⭐Mục đích | – Đầu tư và kiếm lợi nhuận. | – Hỗ trợ và viện trợ phát triển chính thức với một số điều kiện ràng buộc. | |
⭐Khái niệm | FDI là viết tắt Foreign Direct Investment là nguồn tiền hoặc dòng tiền được đầu tư trực tiếp từ cá nhân hay tổ chức nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ hoặc vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường. | ODA là viết tắt của Official Development Assistance là vốn hỗ trợ Phát triển Chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài. | |
⭐Bản chất | Là một loại hình đầu tư quốc tế trực tiếp mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng mua phần lớn hoặc toàn bộ để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đó và trực tiếp quản lý, điều hành hay tham gia quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp/công ty mà họ góp vốn đầu tư. Đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc đầu tư. | ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức. Là một hình thức đầu tư nước ngoài gián tiếp. Là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư không trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. | |
⭐Nguồn vốn đầu tư | – Vốn tư nhân– Các nhà đầu tư nước ngoài | – Các chính phủ– Các tổ chức quốc tế
– Các tổ chức phi chính phủ |
|
⭐Đối tượng tiếp nhận | Cá nhân, tổ chức nước ngoài | Chính phủ các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển | |
⭐Thời gian | Không có thời gian cho vay và thời gian ân hạn | Thời gian cho vay và thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) | |
⭐Phân loại | FDI phân thành: – Đầu tư theo phương tiện hoạt động: Là hình thức đầu tư trong đó công ty mẹ sẽ đầu tư mua sắm cũng như thiết lập các phương tiện hoạt động kinh doanh mới ở tại nước nhận đầu tư.
– Mua lại và sáp nhập: Là hình thức đầu tư FDI mà 2 hay các doanh nghiệp đang hoạt động theo nguồn vốn FDI tiến hành sáp nhập vào nhau hoặc doanh nghiệp này thực hiện việc mua lại doanh nghiệp khác. |
Có 3 hình thức ODA1:– Viện trợ không hoàn lại: là nguồn ODA mà nước vay sẽ không cần phải hoàn trả lại và nó được sử dụng vào mục đích xây dựng các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 bên. Điều kiện kèm theo chính là các nhà thầu của dự án này sẽ do bên cho vay đảm nhận.
– Viện trợ có hoàn lại: Là khoản vay ODA với nhiều ưu đãi như lãi suất thấp, khoảng thời gian trả nợ dài, thậm chí có những khoảng thời gian không cần trả lãi suất. Viện trợ có hoàn lại thường được sử dụng chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng. – Viện trợ hỗn hợp: là nguồn vay ODA kết hợp giữa ODA không hoàn lại và ODA vay tín dụng ưu đãi. |
|
⭐Ưu điểm | – FDI giúp doanh nghiệp bổ sung hiệu quả nguồn vốn ở trong nước.– FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư.
– Thuận tiện cho việc tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghiệp cùng bí quyết quản lý từ các nước phát triển. – Giúp các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa. – Không để lại bất kỳ gánh nợ cho chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư. – Nhờ nguồn đầu tư FDI mà các doanh nghiệp mở ra nhiều, từ đó giải quyết và tăng số lượng việc làm cho người lao động, đồng thời việc đào tạo cũng giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. – Được khai thác hết những lợi thế thị trường của doanh nghiệp đó để mang lại nguồn lợi nhuận |
– ODA có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác hiện nay.– Thời hạn cho vay theo hình thức ODA rất dài (từ 25 năm đến 40 năm).
– Mục đích nhân đạo: ODA là nguồn vốn hỗ trợ nhằm giúp cho các nước đang phát triển có nguồn vốn để phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội. |
|
⭐Nhược điểm | – Hình thức đầu tư trực tiếp FDI thì bên chủ đầu tư sẽ đứng ra điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nhiều trường hợp vì sự khác biệt giữa đặc trưng quốc gia nên nó mang lại những hiệu quả không như mong đợi.– Phụ thuộc vào ý chí của nhà đầu tư nước ngoài. | – ODA chịu sự chi phối mạnh mẽ của những thỏa thuận ràng buộc giữa– ODA gắn liền với các điều khoản ràng buộc về mậu dịch, nhất là điều khoản nhập khẩu tối đa các sản phẩm từ nước cung cấp viện trợ.
– Các dự án thực hiện bằng nguồn viện trợ ODA hầu như cần phải có sự thỏa thuận và đồng ý của nước viện trợ. – Việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ODA sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với nước đi vay. |
Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan về FDI và ODA xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!
Xem thêm: Dịch vụ Giấy phép lao động của công ty luật siglaw.