Nếu bạn tắm gội thường xuyên mà da đầu hoặc nách hay chân vẫn có mùi hôi khó chịu, hãy tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng điều trị càng sớm càng tốt bạn nha.
Khi cơ thể tiết ra mùi mà người khác có thể cảm thấy khó chịu thì nó được gọi là mùi hôi cơ thể. Mồ hôi được cho là nguyên nhân chính gây mùi cơ thể. Bình thường, cơ thể có mùi hôi là do các vi khuẩn trong mồ hôi sinh sôi nhiều và tạo thành các axit gây ra mùi khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể cũng có thể là điều cần hết sức chú ý bởi nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe khá nguy hiểm…
Da đầu có mùi như tã bẩn
Các chuyên gia da liễu gọi chứng da đầu có mùi như tã bẩn là "Hội chứng tóc có mùi hôi". Ngay cả khi bạn gội đầu mỗi ngày, da đầu vẫn tiết ra mồ hôi khó chịu. Những người này thường gặp vấn đề ở tuyến dầu hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn gây ra bệnh về da đầu như bệnh vẩy nến, gàu, viêm da tiết bã nhờn, nấm ngoài da, eczema…
Mùi hôi ở nách, khuỷu tay…
Nhiều người không biết rằng, bản thân mồ hôi không có mùi. Thứ gây ra mùi khó chịu khi bạn tiết mồ hôi là vi khuẩn khu trú trên da. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, sử dụng lăn khử mùi, tránh căng thẳng, tránh ăn đồ ăn có thể gây mùi cơ thể như hành, tỏi…
Mùi hôi miệng
Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ, hở van dạ dày, rối loạn chuyển hóa hay một số bệnh ung thư khác. Nếu mùi hôi miệng xuất phát từ các loại thực phẩm bạn ăn, hãy vệ sinh răng miệng sau khi ăn, dùng kẹo cao su hay uống trà xanh để khử mùi. Nếu vấn đề không xuất phát từ thức ăn, bạn nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra chuyên sâu hơn.
Mùi nước tiểu khó chịu
Thông thường, nước tiểu có mùi rất giống như amoniac hoặc không có mùi. Nếu bạn thấy nước tiểu có mùi nồng, có bọt kèm theo tình trạng rát buốt khi tiểu tiện, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc tiết niệu càng sớm càng tốt. Nếu nước tiểu có mùi ngọt, hãy kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Một số thực phẩm cũng gây ra mùi nước tiểu khác lạ như măng tây, nghệ tây, cá ngừ… Ngoài ra, uống quá ít nước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi khó chịu.
Mùi hôi chân
Mùi hôi chân đa phần do nấm gây ra. Thế nên, bạn chỉ cần vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày, thay tất đều đặn và sử dụng kem chống nấm.
Mùi hôi ở vùng kín
Mùi hôi ở vùng kín có thể do bạn vệ sinh kém khu vực này, do nhiễm trùng hoặc cũng có thể do kinh nguyệt. Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với dịch âm đạo, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ phụ khoa kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), bao gồm nhiễm chlamydia.
Dấu hiệu bạn có sức khỏe tốt.
Nếu một ngày bỗng dưng mùi hôi cơ thể "không mời mà đến" với mình thì bạn cần hết sức chú ý bởi nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, các vấn đề về gan, hoặc bạn đang có chế độ ăn uống không phù hợp.
Nguồn: Brightside